Từ các dự án xây cầu ở Mỹ, Thuỵ Điển, Trung Quốc đến cầu 8.900 tỷ đồng nối quận Hoàn Kiếm với Long Biên: Tác động kinh tế mang lại là gì?

Đầu tư và Tiếp thị
06:50 PM 20/09/2021

Không chỉ giải quyết vấn đề giao thông thông thường, việc Hà Nội triển khai xây dựng các cây cầu lớn bắc qua sông Hồng được đánh giá còn hướng đến đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển kinh tế, đồng thời khai phá tiềm năng quỹ đất cũng như đời sống người dân ở các vùng ven Hà Nội.

Cầu là một thành phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của quốc gia, giúp vận chuyển nguyên liệu thô và thành phẩm đến các nhà máy, kho hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, cửa hàng và người tiêu dùng cuối cùng. Cầu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại để người tiêu dùng có thể mua hàng hóa và dịch vụ.

Quan trọng hơn, khi một cây cầu bị chặn, hoạt động kinh tế sẽ chậm lại, hoặc ngừng hoàn toàn. Lương mà công nhân xây dựng và bảo trì cầu sẽ ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế. Ngoài ra, dòng tiền trong nền kinh tế sẽ tăng giữa hai khu vực được nối bởi cầu. Cầu là công cụ giúp kết nối dễ dàng giữa khu vực có nguồn cung tiền lớn với khu vực có nhiều hàng hóa và dịch vụ, hoặc nguồn nhân lực dồi dào.

Tác động kinh tế của cơ sở hạ tầng cầu

Tại Mỹ, cứ 4 năm một lần, Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Mỹ phát hành báo cáo ghi lại tình trạng và khả năng hoạt động của tất cả các loại cơ sở hạ tầng trên khắp cả nước.

Báo cáo mới nhất được phát hành năm 2017 cho thấy, tất cả các loại cơ sở hạ tầng đều ghi nhận điểm số thấp nhất, trừ những cây cầu. Vì sao lại có sự khác biệt như vậy?

Lý do là cầu được coi là thành phần quan trọng của nền kinh tế quốc gia và địa phương, nhất là khi so sánh với các tòa nhà hay trường học. Từ đó, cơ quan chính phủ địa phương, tiểu bang và liên bang đã ưu tiên sửa chữa các cây cầu đầu tiên, bởi chúng đóng vai trò vô cùng lớn trong việc vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, cũng như giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận doanh nghiệp.

Bởi vậy tại Mỹ, trong vài năm qua, Chính phủ nước này đã ưu tiên tài trợ cho các dự án bảo trì và phục hồi cầu, nhằm đảm bảo các cây cầu không bị chặn hay đóng cửa vì sắp hết tuổi thọ. Theo Báo cáo về Cơ sở hạ tầng của Mỹ, quốc gia này có 614.387 cây cầu. Trong số đó, gần 40% là 50 tuổi trở lên.

Tác động kinh tế của tiền lương công nhân cầu

Một yếu tố khác được tạo ra từ các dự án xây dựng và bảo trì cầu là tác động của chi tiêu chính phủ đối với tiền lương công nhân. Tiền lương người lao động sẽ không chỉ trả một lần, mà thường lặp lại khi cầu cần bảo trì hoặc sửa chữa. Từ đó sẽ tác động đến chi tiêu hàng hóa và dịch vụ.

Quá trình này tạo hiệu ứng cấp số nhân, làm tăng giá trị khoản đầu tư ban đầu vào dự án xây dựng hoặc bảo trì cầu. Giới chuyên gia đặt hệ số này ở mức 1,5, nghĩa là mỗi USD chi tiêu cho tiền lương của công nhân cầu nối thường tạo ra 1,5 USD lợi ích kinh tế.

Ví dụ như Bosphorus, cầu treo nổi tiếng ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ bắc qua eo biển Bosphorus nằm giữa 2 lục địa Á- Âu. Istanbul có vị trí thuận lợi để trở thành một trung tâm kinh doanh và tài chính toàn cầu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cầu Bosphorus và cơ sở hạ tầng đường sắt và đường hàng không có thể giúp đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nền kinh tế 10 hàng đầu toàn cầu vào năm 2023.

Từ các dự án xây cầu ở Mỹ, Thuỵ Điển, Trung Quốc đến cầu 8.900 tỷ đồng nối quận Hoàn Kiếm với Long Biên: Tác động kinh tế mang lại là gì? - Ảnh 1.

Cầu Bosphorus

Hay như cầu Brooklyn - một trong những cây cầu treo lâu đời nhất Hoa Kỳ. Hoàn thành vào năm 1883, cây cầu kết nối hai khu của Thành phố New York là Manhattan và Brooklyn bị chia cắt bởi Sông East.

Từ các dự án xây cầu ở Mỹ, Thuỵ Điển, Trung Quốc đến cầu 8.900 tỷ đồng nối quận Hoàn Kiếm với Long Biên: Tác động kinh tế mang lại là gì? - Ảnh 2.

Cầu Brooklyn

Sau khi công trình kiến trúc mang tính biểu tượng này hoàn thành, nó đã biến Brooklyn từ một vùng xa xôi thành khu vực thịnh vượng của thành phố New York. Việc xây dựng cầu có sự giúp sức của 600 công nhân và tiêu tốn 15 triệu USD (tương tương khoảng 320 triệu USD thời điểm hiện tại).

Từ các dự án xây cầu ở Mỹ, Thuỵ Điển, Trung Quốc đến cầu 8.900 tỷ đồng nối quận Hoàn Kiếm với Long Biên: Tác động kinh tế mang lại là gì? - Ảnh 3.

Một đoạn cầu Đan Dương - Côn Sơn. Ảnh: Mag The Weekly

Một ví dụ khác là cầu Đan Dương - Côn Sơn. Cầu cạn có tổng chiều dài 164,8 km trên đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải. Cầu nằm giữa Thượng Hải và Nam Kinh tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc.

Cầu được hoàn thành vào năm 2010 và mở cửa vào năm 2011. Trong quá trình xây dựng đã sử dụng 10.000 người, xây dựng đã bốn năm và chi phí khoảng 8,5 tỷ USD.

Từ các dự án xây cầu ở Mỹ, Thuỵ Điển, Trung Quốc đến cầu 8.900 tỷ đồng nối quận Hoàn Kiếm với Long Biên: Tác động kinh tế mang lại là gì? - Ảnh 4.

Cầu Øresund

Cầu Øresund được xây dựng trên các cột và một nhịp chính bằng cột treo dây néo chéo (cable-stayed bridge). Cầu bắt đầu từ Lemacken (nam Malmö, Thụy Điển) tới đảo nhân tạo Pebeholm, có chiều dài 7,85 km.

Cầu được bắt đầu xây từ năm 1995. Đoạn chót hoàn thành ngày 14/8/1999. Tổng kinh phí xây dựng hết 30,1 tỷ krone Đan Mạch (giá năm 2000), trong đó EU tài trợ 1,4 tỷ krone Đan Mạch, số còn lại được góp vốn bởi Øresundsbro Konsortiet, gồm công ty A/S Øresund (của Chính phủ Đan Mạch) và công ty Svenskk-danska Bröforbindelsen AB (SVEDAB) của Chính phủ Thụy Điển. Số vốn này dự trù sẽ được bồi hoàn vào năm 2035, bằng việc thu lệ phí các xe qua cầu.

Kể từ khi cầu Øresund khánh thành, Đan Mạch đã được hưởng lợi từ khoản tiền hơn 4 tỷ euro vào nền kinh tế bởi nhiều người Thụy Điển có thể làm việc ở Đan Mạch nhờ giao thông dễ dàng. Đổi lại, Thụy Điển cũng giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp và các khoản chi trả trợ cấp liên quan.

Từ các dự án xây cầu ở Mỹ, Thuỵ Điển, Trung Quốc đến cầu 8.900 tỷ đồng nối quận Hoàn Kiếm với Long Biên: Tác động kinh tế mang lại là gì? - Ảnh 5.

Cầu vịnh Giao Châu. Ảnh: Rex Features

Cầu vịnh Giao Châu là một cây cầu đường bộ ở tỉnh Sơn Đông miền đông Trung Quốc. Cầu xuyên qua vịnh Giao Châu, kết nối huyện Hoàng Đảo, thành phố Thanh Đảo và đảo Hồng Đảo. Khai trương ngày 30/6/2011, cây cầu giúp rút ngắn 30 km lộ trình giữa 2 địa điểm này, giảm thời gian đi lại từ 40 phút xuống còn khoảng 20 phút. Chi phí của cây cầu đã nêu bởi công ty truyền hình quốc doanh chính thức CCTV là 10 tỷ nhân dân tệ (1,5 tỷ USD).

Hà Nội có 10 cây cầu bắc qua sông Hồng đang và sẽ xây dựng

Theo Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016, Hà Nội sẽ xây dựng mới 14 cầu qua sông Hồng và sông Đuống.

Đáng chú ý trong số này, Hà Nội dự kiến sẽ triển khai xây dựng tới 10 cây cầu lớn vượt sông Hồng gồm: Cầu Việt Trì - Ba Vì, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Tứ Liên, cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở và cầu Phú Xuyên.

Từ các dự án xây cầu ở Mỹ, Thuỵ Điển, Trung Quốc đến cầu 8.900 tỷ đồng nối quận Hoàn Kiếm với Long Biên: Tác động kinh tế mang lại là gì? - Ảnh 6.

Đối với cầu Trần Hưng Đạo, vừa qua, UBND TP Hà Nội có quyết định chấp thuận giao CTCP Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định.

Dự án có điểm đầu tại ngã 5 Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông, thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm; điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh thuộc địa bàn phường Gia Thụy, quận Long Biên.

Cầu Trần Hưng Đạo có tổng chiều dài khoảng 5,5 km, chiều rộng bảo đảm 6 làn xe cơ giới. Đoạn cầu dẫn phía Hoàn Kiếm có quy mô một làn xe đi thẳng vào đường Trần Hưng Đạo và 4 làn xe rẽ tiếp cận vào đường đê Trần Khánh Dư; đoạn cầu dẫn phía Long Biên có quy mô 4 làn xe. Tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 8.900 tỷ đồng

Không chỉ giải quyết vấn đề giao thông thông thường, việc Hà Nội triển khai xây dựng 10 cây cầu lớn bắc qua sông Hồng được đánh giá còn hướng đến đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển kinh tế, đồng thời khai phá tiềm năng quỹ đất cũng như đời sống người dân ở các vùng ven Hà Nội.

Thực tế các cây cầu hiện nay đang bắc qua sông Hồng đang phát huy vai trò trong việc kết nối, liên thông các khu công nghiệp, khu chế xuất, các tỉnh thành ven Hà Nội qua đó thúc đẩy khai thác tiềm năng quỹ đất, nhân lực, vật lực và liên kết vùng thủ đô.

Với việc Hà Nội có thêm các cây cầu bắc qua sông Hồng, các tỉnh thành ven Hà Nội cũng có thêm điều kiện để phát triển đời sống kinh tế xã hội.

Anh Vũ
Ý kiến của bạn
Năm 2024, thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc đạt 86,7 tỷ USD Năm 2024, thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc đạt 86,7 tỷ USD

Năm 2024, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì vị trí là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc với tổng kim ngạch thương mại Hàn Quốc - Việt Nam tăng 9,2% từ mức 79,4 tỷ USD năm 2023 lên 86,7 tỷ USD năm 2024.