Từ đầu lợn đến thịt vịt, cửa hàng Thái Lan cung cấp các món ăn Tết Nguyên đán từ nguyên liệu không ai ngờ
Cửa hàng Namjai tại Thái Lan cung cấp bộ chín món ăn đóng hộp làm từ thạch giống như một mâm cơm đặc trưng trong dịp đầu năm mới. Chỉ có 27 USD cho một mâm cỗ điển hình đã chinh phục khách hàng nhờ giá cả phải chăng và sự tiện lợi khi không phải chuẩn bị một bữa ăn lớn.
Khi người Thái chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, một cửa hàng tráng miệng ở Bangkok tạo ấn tượng bằng cách nặn thạch sữa dừa thành các món ăn vốn thường được phục vụ trong các bữa tiệc truyền thống ngày đầu năm mới, như đầu lợn, vịt nướng, gà hấp và các món đặc trưng khác.
Cửa hàng Namjai tại Thái Lan cung cấp bộ chín món đóng hộp trị giá 27 USD giống như một mâm cơm đặc trưng trong dịp đầu năm mới tại nước này, chinh phục khách hàng nhờ giá cả và sự tiện lợi khi không phải chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn.
Wirawan Montraprasita, chủ cửa hàng tráng miệng Namjai cầm trên tay cốc tráng miệng hình quả cam thạch sữa dừa.
Naree Boonyakiat, một người mua hàng chia sẻ rằng tạo đồ ăn từ nguyên liệu này khiến việc chụp ảnh các món tráng miệng sẽ trở nên đẹp hơn. Một khách hàng khác, Thanabodee Phooncharoen, cho biết sẵn sàng lựa chọn này cho dịp lễ hội ngay cả khi các mặt hàng có vị “giống như bất kỳ loại thạch sữa dừa đặc trưng nào khác”.
Chủ sở hữu của Namjai, Thanapach Montraprasit, cho biết ông đã nhận được số lượng yêu cầu "khủng khiếp" thông qua các trang mạng xã hội của cửa hàng kể từ khi bắt đầu cung cấp các loại thạch trong tháng này.
Ông cho biết chỉ riêng trên ứng dụng nhắn tin di động LINE của cửa hàng đã có 400-500 đơn hàng.
"Tôi cho rằng với giá cả sinh hoạt như hiện nay, thịt lợn, thịt gà đắt đỏ thì giá cả đã đội lên hết rồi. Vì vậy, mọi người đã quan tâm đến món ăn của tôi nhiều hơn," ông nói.
Chủ cửa hàng tráng miệng Namjai đang đổ hỗn hợp thạch sữa dừa vào khuôn.
Hình ảnh người thợ đang phủ một lớp bụi vàng lên món tráng miệng thạch sữa dừa hình thỏi vàng.
Sự bùng phát dịch đã làm ảnh hưởng đến nguồn cung loại thịt yêu thích của Thái Lan, nhất là thời điểm trước Tết Nguyên đán khi các món ăn truyền thống từ thịt lợn được chế biến rất nhiều, đã khiến giá tăng vọt từ khoảng 4 USD/kg. Để kéo giá trở lại, vào 6/1, Thái Lan đã dừng xuất khẩu lợn trong ba tháng, gây khó khăn cho một ngành công nghiệp đã bán khoảng một triệu con lợn ra nước ngoài vào năm ngoái.
Đặc biệt, khi giá thịt lợn đã tăng vọt lên mức kỷ lục 200 baht trong dịp đầu năm và dịch tả lợn bùng phát ở nước này đã từng khiến người dân Thái Lan phải chuyển sang săn lùng thịt cá sấu để thay thế.
Thịt cá sấu rất giàu protein, nhưng việc chế biến thì khá là khó so với thịt lợn hay thịt gà.
Nếu so sánh, một kg thịt cá sấu có giá khoảng 2 USD (khoảng 45.000 VNĐ). Đây là mức giá rất hợp lý cho người tiêu dùng. Các món súp pad kaprao và tom sap (canh chua cay) có thể thay thế thịt lợn bằng thịt cá sấu chế biến hầm, xào, băm hoặc om. Thịt cá sấu khó nấu hơn thịt gà hoặc thịt lợn. Có một phương pháp đặc biệt, và nếu không biết cách nấu nó đúng cách, thịt cá sấu có thể có vị hơi tanh.
Giống như ở nhiều nước, chi phí sinh hoạt ở Thái Lan đã tăng lên, với nhiều mặt hàng thực phẩm ngày càng đắt đỏ. Thái Lan còn phải đối mặt với vấn đề lạm phát rộng lớn hơn với hàng hóa cơ bản như dầu, trứng, thịt, tăng giá kể từ đầu năm, gây áp lực lên người dân vốn đã chịu tác động kinh tế của đại dịch Covid-19.
Một cuộc khảo sát của Đại học Thương mại Thái Lan cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng Thái Lan trong giai đoạn năm nay có thể đạt mức thấp nhất trong 11 năm sau khi bùng phát dịch bệnh Covid-19 mới.
Ngoài việc hấp dẫn những người mua quan tâm đến chi phí, Thanapach cho biết các món tráng miệng cũng là một cách tốt để tránh thức ăn thừa trong kỳ nghỉ lễ.
Tham khảo: Reuters
Khánh HuyềnGiá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.