Từ ngày 20/12, các nhóm đối tượng cán bộ, công chức nào sẽ phải kê khai tài sản?
Theo quy định tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP, từ ngày 20/12, đối tượng cán bộ, công chức là kiểm lâm viên, kiểm sát viên, kiểm soát viên ngân hàng, quản lý thị trường... sẽ phải kê khai tài sản hàng năm.
Nghị định 130/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12, bãi bỏ Nghị định số 78/2013/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập. Thay vì quy định minh bạch tài sản, thu nhập, tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP, Chính phủ quy định về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Theo Điều 10 của Nghị định này quy định các nhóm đối tượng có nghĩa vụ kê khai hằng năm bao gồm:
Thứ nhất, các ngạch công chức và chức danh: Chấp hành viên, điều tra viên, kế toán viên, kiểm lâm viên, kiểm sát viên, kiểm soát viên ngân hàng, kiểm soát viên thị trường, kiểm toán viên, kiểm tra viên của Đảng, hải quan, thuế, thanh tra viên, thẩm phán.
Thứ hai, những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng trở lên công tác trong một số lĩnh vực như: Tổ chức tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức; Quản lý các đối tượng nộp thuế; Thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Quản lý thị trường…
Thứ ba, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Song song, Điều 20 của Nghị định 130/2020 quy định rõ việc xử lý đối với những hành vi kê khai vi phạm, cụ thể:
Hành vi kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.
Người có nghĩa vụ kê khai mà tẩu tán, che dấu tài sản, thu nhập, cản trở hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập, không nộp bản kê khai sau 2 lần được đôn đốc bằng văn bản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm.
Mỹ UyênTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.