Cách đây 96 năm, ngày 21/6/1925, Báo Thanh Niên - Cơ quan Trung ương của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã xuất bản số báo đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Cách đây 96 năm, ngày 21/6/1925, Báo Thanh Niên - Cơ quan Trung ương của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã xuất bản số báo đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng và trên cương vị người đứng đầu đất nước, Bác Hồ đã viết hàng nghìn bài báo với nhiều thể loại và bằng nhiều bút danh khác nhau. Mỗi bài báo của Bác là một bài học sâu sắc cho cán bộ và nhân dân ta học tập.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng - Ảnh 2.

Bác Hồ dặn dò nữ phóng viên Tuệ Oanh của Việt Nam Thông tấn xã về cách viết tin trong dịp đưa tin cuộc bầu cử Quốc hội khóa III - ngày 26/4/1964. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

 

Người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam

Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của người làm báo: "Nói đến báo chí trước hết phải nói đến những người làm báo"; "Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ".

Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng - Ảnh 4.

Ảnh tư liệu

"Tờ báo chỉ là giấy trắng mực đen mà thôi. Nhưng với giấy trắng mực đen ấy, người ta có thể viết những bức tối hậu thư". Vì vậy, đối với người làm báo, đạo đức và năng lực là yêu cầu không thể thiếu để báo chí xứng đáng với vai trò vị trí quan trọng trong công cuộc cách mạng chung của đất nước.

Yêu cầu đầu tiên đối với người làm báo là phải vững vàng về phẩm chất chính trị. Bác căn dặn: "Tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành…) phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng".

Bác đã cụ thể hóa phẩm chất chính trị của một nhà báo phải được thể hiện từ việc xác định đối tượng phục vụ và nhiệm vụ của báo chí là: "Báo chí ta không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, cho nên báo chí phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu".

Và "Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng. Đạo đức đó là cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư".

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính nhân dân

Đối tượng phục vụ của báo chí cách mạng là quần chúng nhân dân. Lấy quần chúng nhân dân làm trung tâm. Viết sao cho quần chúng nhân dân dễ hiểu, dễ đọc và dễ làm theo những việc tốt, xa lánh những cái xấu. Những người làm báo cách mạng phải biết lắng nghe quần chúng nhân dân.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng - Ảnh 6.

Bác Hồ với phóng viên báo, đài. Ảnh: Tư liệu

 Người làn báo phải học cách nghĩ, cách nói, cách diễn đạt của quần chúng nhân dân: "Mình viết ra cốt là để cổ động nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu được là viết không đúng, nhầm không đúng mục đích: Mà muốn cho người xem hiểu được, nhớ được, làm được, thì phải viết cho đúng trình độ của người xem, viết rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng chữ nhiều". Vì nhân dân là đối tượng phục vụ của báo chí cách mạng nên nhà báo cách mạng "Phải học cách nói, tiếng nói của quần chúng".

Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng - Ảnh 7.

Ảnh tư liệu

Hồ Chủ tịch đã căn dặn những người làm báo cách mạng: "Viết để nêu những cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của cán bộ ta, của bạn ta. Đồng thời để phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội. Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn nêu cái hay, cái tốt, thì phải có chừng mực, chớ phóng đại. Có thế nào nói thế ấy. Bộ đội và nhân dân ta cũng đủ nhiều cái hay để nêu lên, không cần phải bịa đặt ra".

Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng - Ảnh 8.

Từ bài báo đầu tiên "Quyền của các dân tộc thuộc địa" đăng trên báo Nhân đạo ngày 18/6/1919 đến bài báo "Thư trả lời Tổng thống Mỹ" đăng trên báo Nhân Dân ngày 25/8/1969 – có thể coi như bài báo cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau 50 năm hoạt động cách mạng kiêm viết báo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại hơn 2.000 bài báo các loại. Bác viết về nhiều đề tài, thể loại khác nhau nhưng với một mục đích duy nhất là phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ quần chúng nhân dân lao động. Nói cách khác, cuộc đời làm báo của Bác là phục vụ nhân dân, vì nhân dân và cho nhân dân.