Từ việc Bộ Tài chính trình hoãn thực hiện Thông tư 40, các nước khác thông qua quy định thu thuế sàn TMĐT ra sao?
Doanh thu bán hàng thương mại điện tử đến người tiêu dùng (B2C, C2C) đạt hàng tỷ USD mỗi năm trên toàn cầu. Song, việc thu thuế với hoạt động diễn ra trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới luôn là vấn đề đau đầu với nhiều chính phủ.
Những hoạt động bán hàng trên nền tảng này hiện diện ngày càng nhiều hơn ở các quốc gia. Tuy nhiên, việc thu thuế với hoạt động diễn ra trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới luôn là vấn đề đau đầu với nhiều chính phủ.
Các nền tảng mua sắm trực tuyến thúc đẩy hoạt động mua bán xuyên biên giới, cũng như tại nhiều khu vực pháp lý khác nhau. Theo đó, các giao dịch phải chịu một số khoản thuế, bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) hoặc thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) tại địa chỉ người mua hàng.
Mặc dù vậy, người bán không phải lúc nào cũng xác định được số thuế phải nộp cho mỗi quốc gia họ bán hàng đến. Vì vậy, nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đang xem xét hoặc đã ban hành đạo luật yêu cầu các sàn giao dịch điện tử phải thực thi nghĩa vụ thuế tại vùng, quốc gia sở tại.
Vậy, các quốc gia đã "giải bài toán" thu thuế thương mại điện tử ra sao?
Tại châu Âu, kể từ từ năm 2021, các trang bán hàng trực tuyến (như Amazon, eBay) được yêu cầu thu thuế VAT từ các thị trường thương mại điện tử nước ngoài bán hàng hóa vào Liên minh châu Âu.
Cụ thể, từ 17/2021, bất kỳ nhà bán hàng online, sàn giao dịch thương mại điện tử nào đều phải đăng ký kinh doanh ở một nước thành viên EU bất kỳ nếu muốn bán hàng trực tuyến vào EU.
Khi tiến hành bán hàng, người bán hoặc sàn giao dịch phải thu thuế VAT theo mức tại nước của người mua (nghĩa là sàn giao dịch hoặc người bán phải biết thuế VAT của nước khách hàng). Các công ty bán hàng trực tuyến phải thu VAT ngay cả khi giao dịch diễn ra thông qua các kho hàng có trụ sở tại EU, theo quy định được Ủy ban châu Âu thông qua vào ngày 11/12/2018.
Tại Anh, kể từ năm 2016, quốc gia này đã thực thi nhiều biện pháp bổ sung liên quan đến thuế VAT với hình thức mua bán trực tuyến. Các nền tảng thương mại điện tử như eBay, Amazon có trách nhiệm đảm bảo khách hàng ở nước ngoài của họ đã đăng ký VAT tại Vương quốc Anh. Các công ty không tuân thủ phải đối mặt với án phạt khoảng 10.000 bảng Anh (tương đương 13.500 USD) thậm chí có thể bị kết án hình sự.
Tại Đức, một dự luật được thông qua năm 2018 quy định các nền tảng thương mại điện tử như eBay, Amazon phải chịu trách nhiệm pháp lý về thuế VAT chưa thanh toán của người bán ở Đức.
Theo đó, mọi nền tảng thương mại điện tử hoạt động tại Đức sẽ chịu trách nhiệm theo dõi việc tuân thủ thuế VAT của người bán trong nước và nước ngoài kể từ ngày 1/10/2019. Khi cơ quan thuế của Đức thông báo cho nền tảng về việc không thanh toán, các nhà khai thác phải trực tiếp thu hồi khoản lỗ hoặc họ tự chịu trách nhiệm về các khoản thanh toán, theo hóa đơn.
Tại Úc, New Zealand, các nền tảng trực tuyến phải chịu trách nhiệm về thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) đối với doanh số bán hàng được thực hiện trên nền tảng của họ. Hai quốc gia này cũng áp dụng cho việc bán "hàng hóa giá trị thấp", yêu cầu các nền tảng trực tuyến thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị thấp.
Đối với Ấn Độ, quốc gia này đã áp dụng chính sách "thuế thu tại nguồn", yêu cầu các trang thương mại điện tử như Amazon phải thu thuế hàng GST và nộp cho chính phủ.
Quy định này yêu cầu các công ty phải đăng ký tại mỗi bang (trong số 29 bang) nơi những nhà cung cấp của họ hoạt động. Song, các doanh nghiệp thương mại điện tử cho hay, việc đăng ký bổ sung và biểu mẫu thuế rất nặng nề. Một số sàn thương mại điện tử tại đây cho rằng quy định làm tăng thêm chi phí cho các công ty khi phải đảm nhận thay chức năng của cơ quan thuế.
Tại Việt Nam, mới đây, Bộ Tài chính cũng đang trình với Chính phủ hoãn thực hiện Thông tư 40 về thuế cho đến ngày 1/1/2022 sẽ thực hiện. Khi có lộ trình của cơ quan thuế, các sàn giao dịch thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada… thời gian tới sẽ thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho các cá nhân bán hàng trên nền tảng này.
Hà TrầnSáng sớm ngày 5/1, đỉnh Fansipan - "nóc nhà Đông Dương" - lại một lần nữa xuất hiện băng giá, đánh dấu ngày thứ 6 liên tiếp hiện tượng này diễn ra.