Tưởng là hoa cỏ dại nhưng rau càng cua lại là thảo dược quý cho sức khỏe

Tiêu dùng và Tiếp thị
03:14 PM 29/10/2021

Ở Việt Nam, rau càng cua được xem là hoa cỏ dại không có tác dụng gì ngoài cho động vật ăn. Tuy nhiên, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng minh đây là thảo dược quý cho sức khỏe.

Nội dung:
  • 1. Công dụng chữa bệnh của rau càng cua
  • 2. Tác dụng phụ và những người không nên sử dụng rau càng cua

Rau càng cua tuy là một cái tên xa lạ trong ẩm thực nhưng ở Philippin, Trung Quốc hay Brazil đã sử dụng rau này để chữa bệnh ung nhọt, lở loét, viêm kết mạc và nhiều các loại bệnh khác, phân bố rộng rãi ở những khu vực có điều kiện khí hậu nóng ẩm. Đặc biệt, sau những trận mưa, rau càng cua mọc dại sẽ càng xanh tốt, rễ chùm phát triển mạnh và lan rộng hơn.

Rau càng cua có vị chua nồng, hơi ngọt, có tính thanh nhiệt giải độc giúp làm tan cục máu ứ đọng. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong rau càng cua là nước (92%) và chứa nhiều vi chất như sắt, magie, kali, vitamin C,... là những chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe thường được dùng trong việc thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ điều trị các bệnh khác.

Ở Việt Nam, rau càng cua thường được dùng để làm rau sống, ngâm giấm hoặc là nguyên liệu bổ sung cho các món ăn khác.

Tưởng là hoa cỏ dại nhưng rau càng cua lại là thảo dược quý cho sức khỏe - Ảnh 1.

Nhiều công dụng chữa bệnh của rau càng cua - Ảnh: Internet

Đọc thêm: 

- Ăn nhiều rau củ quả giúp tăng cường sức khỏe tâm thần trẻ em  

- Thảo dược cực tốt cho người có nguy cơ cao bị tiểu đường

1. Công dụng chữa bệnh của rau càng cua

- Chữa các bệnh viêm nhiễm

Trong Đông y, rau càng cua được sử dụng như một loại thuốc thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, ruột thừa, viêm gan, viêm dạ dày - ruột kết. đau nhức xương khớp, chấn thương ngoài da…;

Trong y học hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu trên chuột cho thấy sự hiện diện của chất  prostaglandin tổng hợp giúp kháng viên và giảm đau trên động vật thí nghiệm. 

Một nghiên cứu khác trên thỏ cho thấy rau càng cua còn có tác dụng hạ sốt tương đương với thuốc aspirin.

-  Ngăn ngừa ung thư

Hàm lượng Peperomin E cao có trong rau càng cua có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong chiết xuất rau càng cua cũng giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại các mầm bệnh, vi khuẩn từ bên ngoài.

Bổ sung rau càng cua vào bữa ăn hàng ngày cũng là một cách hữu hiệu để ức chế tác hại xấu của các gốc tự do trong cơ thể.

- Trị bệnh ngoài da

Ngoài ra, rau càng cua còn có tác dụng giải khát và dùng trong chữa trị bệnh ngoài da như ghẻ lở, bạn chỉ cần giã nát rau, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành, liền miệng.

Tưởng là hoa cỏ dại nhưng rau càng cua lại là thảo dược quý cho sức khỏe - Ảnh 3.

Rau càng cua có tác dụng này là nhờ vào đặc tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị chua và mọng nước. Ảnh: Internet

- Tốt cho tim mạch huyết áp và tiểu đường

Các khoáng chất có trong rau càng cua có khả năng giảm thiểu lượng cholesterol trong máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ và các bệnh về tim khác.

Những chiết xuất từ rau càng cua có thể kiềm hãm nồng độ cao của axit uric trong máu, thí nghiệm trên chuột cho thấy có thể giảm 44% nồng độ axit uric. Điều này cho thấy hợp chất chiết xuất từ rau càng cua có thể thay thế cho các loại thuốc Tây y trong việc bảo vệ huyết áp, mỡ máu, tiểu đường.

Ngoài ra, các bệnh về đường tiết niệu hoặc bệnh thận cũng sẽ được đẩy lùi. Để sử dụng, bạn có thể pha trà thảo dược từ rau càng cua hoặc sử dụng rau càng cua dưới dạng thuốc sắc để hỗ trợ điều trị các bệnh lý kể trên.

Mặc dù thuốc sắc từ rau càng cua tốt cho tim mạch và huyết áp, tuy nhiên khi sử dụng bạn cần chú ý đến liều lượng để đảm bảo sức khoẻ.

- Chữa rối loạn lo âu, ức chế rối loạn cảm xúc

Một thí nghiệm của các nhà khoa học Bangladesh trên loài chuột được tiêm thuốc kích thích, sau đó được cho dùng chiết xuất rau càng cua. Kết quả cho thấy loại chiết xuất này chứa một số hợp chất có tác dụng tốt trong điều trị rối loạn cảm xúc quá mức.

Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu này chỉ mang tính tham khảo bước đầu; và liều lượng cũng như quá trình sử dụng phải có sự theo dõi và chỉ dẫn từ các chuyên gia để phát huy được hiệu quả cao nhất.

2. Tác dụng phụ và những người không nên sử dụng rau càng cua

- Rau càng cua là loại thảo dược lành tính và không đem lại tác dụng phụ đáng kể nào. Tuy vậy, khi sử dụng loại rau này trong thời gian dài để hỗ trợ điều trị bệnh lý, bạn vẫn cần lưu ý tới liều lượng sử dụng để không mang lại tác dụng phụ đối với sức khỏe.

- Sử dụng rau càng cua quá thường xuyên hoặc quá nhiều có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:

- Ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa, gây táo bón hoặc xuất huyết tiêu hóa.

- Rau càng cua có mùi có thể gây kích ứng ở những người hay bị dị ứng, người mắc bệnh hen suyễn,...

- Tác dụng lợi tiểu của rau càng cua có thể khiến người già hoặc trẻ em khó ngủ, đi tiểu đêm thường xuyên...

Tưởng là hoa cỏ dại nhưng rau càng cua lại là thảo dược quý cho sức khỏe - Ảnh 5.

Rau càng cua cũng có một số tác dụng phụ, không nên lạm dụng - Ảnh: Internet

Những ai không nên sử dụng rau càng cua?

- Trẻ nhỏ, người già và những bệnh nhân sỏi thận không nên sử dụng rau càng cua.

- Những bệnh nhân dị ứng, hen suyễn và có tiền sử hen suyễn nên tránh sử dụng rau càng cua để tránh kích ứng.

- Đối với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân chuẩn bị hoặc đang trong quá trình điều trị thuốc hoặc phẫu thuật, …, nên tránh việc sử dụng rau càng cua dưới bất kì hình thức nào để đảm bảo sức khỏe.

Trong quá trình dùng rau càng cua, nếu gặp phải bất cứ hiện tượng nào về sức khỏe, phải ngừng việc sử dụng lại và đến cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị.


Minh Ngọc
Ý kiến của bạn
HCMC FOODEX 2024 – Ngành lương thực, thực phẩm bứt phá hướng mục tiêu phát triển bền vững HCMC FOODEX 2024 – Ngành lương thực, thực phẩm bứt phá hướng mục tiêu phát triển bền vững

Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực, Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 3 – HCMC FOODEX 2024 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) chủ trì, phối hợp với Hội Lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (FFA) sẽ được tổ chức từ ngày 15 đến 18/05/2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh