Tương lai Masan sẽ đi về đâu sau gần 2 năm mua lại chuỗi VinMart từ Vingroup?
VnDirect nhận định Masan đã bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Đánh giá về trung hạn 3 năm tới tập đoàn này sẽ có bước tăng trưởng đáng kể ít nhất ở khía cạnh doanh thu với sự đóng góp của chuỗi bán lẻ Vinmart.
Cuối năm 2019, thị trường bán lẻ bất ngờ với thông tin tập đoàn Vingroup rút chân khỏi ngành bán lẻ sau một thời gian đầu tư phát triển. Ngày 3/12, Vingroup thông báo quyết định hoán đổi cổ phần công ty VinCommerce, đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng tiện lợi VinMart cho tập đoàn Masan, chính thức chia tay mảng bán lẻ. Ngoài ra, Vingroup cũng bán luôn VinEco cho Masan trong thương vụ này.
Tính tới cuối năm 2019, tổng điểm kinh doanh của chuỗi siêu thị VinMart và VinMart lên đến con số gần 2.600, vượt xa Saigon Co.op, SATRA hay Bách Hóa Xanh. Trước đó, Vingroup từng mạnh tay thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp bán lẻ khác như Ocean Mart, Maximark, Fivimart, Shop & Go.
Quyết định của Vingroup gây chú ý bởi bán lẻ chính là mảng đóng góp doanh thu đứng thứ hai cho Vingroup, chỉ đứng sau mảng chuyển nhượng bất động sản. Năm 2015, một năm sau khi chính thức tham gia thị trường bán lẻ, doanh thu mảng đạt 4.306 tỉ đồng, chiếm 12% doanh thu toàn tập đoàn. Năm 2019, chuỗi VinMart và VinMart mang về cho Vingroup đến 26.000 tỷ đồng doanh thu.
Sau gần 2 năm về với Masan, chuỗi bán lẻ này đem lại những gì cho tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang? Báo cáo mới đây do CTCP Chứng khoán VnDirect đưa ra những nhận định lạc quan về tác động của chuỗi bán lẻ này với Masan. VnDirect nhận định tập đoàn này đã bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Đánh giá về trung hạn 3 năm tới Masan sẽ có bước tăng trưởng đáng kể ít nhất ở khía cạnh doanh thu với sự đóng góp của chuỗi bán lẻ Vinmart.
Đại dương xanh cho các hãng bán lẻ hiện đại
Số liệu nghiên cứu của nhiều tổ chức cho biết 90% doanh số bán lẻ hiện tại vẫn đến từ kênh bán lẻ truyền thống gồm chợ và cửa hàng tạp hóa. Trong khi quy mô của thị trường bán lẻ hàng thiết yếu theo ước tính của VnDirect khoảng 46,4 tỷ USD với tăng trưởng hằng năm dự kiến đạt 11%. Tỷ lệ đô thị hóa cao và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu được cho sẽ là động lực thúc đẩy bán lẻ hiện đại.
Ngoài ra tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam 36% thấp so với trên 50% của các nước trong khu vực cùng với tốc độ đô thị hóa dự báo 3%. Khi đó, thói quen tiêu dùng dần thay đổi khi giá không còn là yếu tố quan tâm chính được thay thế bằng xuất xứ sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm và phục vụ khách hàng. Điều này giúp bán lẻ hiện đại tiếp tục tăng thị phần so với bán lẻ truyền thống.
Một ví dụ tại Mỹ, tập đoàn bán lẻ hiện đại Walmart sau thời gian vật lộn ban đầu, thị phần bán lẻ của Walmart hiện tại khoảng 26% với biên ròng khoảng 3%. Con số này không quá lớn với nhiều người nhưng cần chú ý rằng ngành bán lẻ có doanh thu rất lớn. Nếu nhìn thị trường bán lẻ Việt Nam quy mô khoảng 47 tỷ USD với 26% thị phần và biên lợi nhuận sau thuế 3%, lợi nhuận ròng có thể đạt khoảng 300 triệuUSD/năm. Ngoài ra bán lẻ hàng thiết yếu khá ổn định trong các chu kỳ kinh tế.
Cỗ máy ngốn tiền
Bán lẻ hiện đại hấp dẫn nhưng khốc liệt không kém. Hàng loạt các tên tuổi lớn đã phải bán hoặc đóng cửa chuỗi siêu thị của mình ở Việt Nam như BIG C, Metro, Auchan,.. Theo đánh giá của VnDirect, Coopmart chuỗi siêu thị có hiệu quả tốt nhất Việt Nam (doanh thu và lợi nhuận lớn nhất) nhưng hiện cũng chỉ thành công với mô hình siêu thị lớn ở các đô thị nơi có mật độ dân số và chi tiêu/người tiêu dùng cao.
Về Vinmart, hiện đây đang là chuỗi có số lượng cửa hàng lớn nhất Việt Nam với hơn 2,300 cửa hàng Vinmart và Vinmart , với độ phủ 58/63 tỉnh thành. Vinmart sau khi được Masan mua cho thấy đang đi đúng hướng mặc dù chuỗi vẫn lỗ trước thuế nhưng hiệu quả hoạt động cải thiện đáng kể (biên ròng từ -15% giảm xuống còn -6,7%, doanh thu/m2 tăng trưởng hơn 12% trong 6 tháng đầu năm 2021).
Các chuỗi siêu thị bán lẻ khác vẫn đang "đốt tiền" để tìm ra công thức thành công cho mô hình bán lẻ của mình. Ví dụ Bách Hóa Xanh lỗ trước thuế hơn 2.000 tỷ đồng năm 2020. Riêng Vinmart lỗ năm 2020 hơn 4.000 tỷ đồng và gần 1.000 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2021.
Mặc dù vậy, công ty chứng khoán VnDirect cho rằng "nỗi đau" này hoàn toàn có thể chấp nhận nếu nhìn đến "thành quả" sẽ có được (điểm tích cực). Theo quan điểm của công ty này thời điểm hiện tại, thị phần là chỉ tiêu nên được ưu tiên với các doanh nghiệp bán lẻ do ngành bán lẻ có lợi thế nhờ quy mô. Khi thị phần tăng cùng với doanh thu tăng hiệu quả hoạt động sẽ được cải thiện rõ rệt.
Ngoài ra khi quy mô tăng thêm, chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm của các chuỗi bán lẻ sẽ giảm bởi 2 lý do: Sức mạnh đàm phán với nhà cung cấp tăng thêm khi mua hàng nhiều hơn làm tăng biên gộp; Chi phí vận chuyển, kho bãi/đơn vị sẽ giảm khi sản lượng tăng.
Thảo NguyênThông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.