Tuỳ tình hình dịch Hà Nội sẽ điều chỉnh linh hoạt việc học sinh đi học lại
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, tuần này số ca COVID-19 tăng, nếu tình hình dịch có chiều hướng xấu hơn, số ca mắc tăng lên, thành phố sẽ có điều chỉnh linh hoạt việc học sinh đi học lại.
- Hà Nội với 3 kịch bản tăng trưởng cho phục hồi và phát triển kinh tế
- Hà Nội lên phương án xử lý rác khi bãi rác Nam Sơn dừng tiếp nhận vì quá tải
- Số ca nhiễm lên bình quân từ 33-57 ca/ngày: Hà Nội phải sẵn sàng các tình huống xấu hơn
- Phó TT Vũ Đức Đam: Hà Nội cần mở dần trường học, không đợi tiêm hết vắc xin mới cho đi học
Những ngày gần đây, số ca nhiễm COVID-19 của Hà Nội tăng. Ngày 2/11, thành phố ghi nhận 62 ca nhiễm, trong đó có 12 ca cộng đồng; ngày 1/11, số ca nhiễm mới là 57 ca, có 18 ca cộng đồng. Trước đó, trong ba ngày 29-31/10, Hà Nội mỗi ngày ghi nhận 42-49 ca nhiễm.
Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện thành phố đang có 7 ổ dịch mới phát sinh trong cộng đồng, gồm: Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa; Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai; Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm; An Khánh, huyện Hoài Đức; Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm; Sài Sơn và thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai; thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 do số lượng người đến/về Hà Nội gia tăng; tâm lý chủ quan của người dân khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin…
Chính vì vậy, các địa phương cần tiếp tục làm tốt công tác quản lý người từ tỉnh, thành khác đến/về địa phương. Tuyên truyền, vận động người dân cùng vào cuộc trong công tác giám sát, kiểm soát người dân từ vùng khác về địa phương; kịp thời phản ánh đến tổng đài 1022. Theo ông Dũng, phải kiểm soát tốt người dân đi/đến thì thành phố mới có thể thích ứng an toàn với dịch bệnh.
Ông Dũng đề nghị Công an thành phố, các quận, huyện, thị xã cần tăng cường xử lý vi phạm liên quan đến công tác phòng, chống dịch; xây dựng kế hoạch, tổ chức các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch. Tiếp tục tăng cường nâng cấp hệ thống y tế cơ sở, chuẩn bị sẵn sàng các khu cách ly tập trung, cơ sở thu dung điều trị. Các địa phương tiếp tục kiện toàn liên quan đến việc truy vết, cách ly, xét nghiệm và sàng lọc nơi nguy cơ cao.
Trước đó, ngày 31/10, thành phố thống nhất với tờ trình của Sở GD&ĐT về việc cho học sinh trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, từ ngày 8/11/2021, ưu tiên cho học sinh các khối lớp 5, 6, 9, 10 và 12 của các trường học thuộc các xã, phường, thị trấn của 18 huyện và thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2, trong 14 ngày tính đến thời điểm ngày 8/11/2021 không có các ca F0 trong cộng đồng được học trực tiếp tại trường. Các khối lớp còn lại học trực tuyến. Trẻ mầm non tiếp tục nghỉ học tại nhà.
Trao đổi về việc cho học sinh quay lại trường học, Phó Chủ tịch Hà Nội yêu cầu các địa phương, nhà trường tiếp tục triển khai công tác chuẩn bị đón học sinh trở lại trường và phải đảm bảo an toàn.
Ông Dũng cũng lưu ý, thời điểm thành phố ban hành văn bản đồng ý chủ trương cho học sinh đi học trở lại là lúc số ca dương tính hằng ngày khoảng trên dưới 10 ca, nhưng từ tuần này, số ca bệnh tăng, do đó nếu tình hình dịch có chiều hướng xấu hơn, số ca mắc tăng lên thì thành phố sẽ có điều chỉnh linh hoạt.
HM (T/h)Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.