Tuyên Quang: Đặc sắc Lễ hội Lồng Tông huyện Lâm Bình
Lễ hội Lồng Tông ở huyện Lâm Bình mang đậm nét văn hóa truyền thống, được lưu truyền từ lâu đời trong đời sống văn hóa tinh thần và xã hội của người Tày nơi đây. Lễ hội Lồng Tông được tổ chức vào những ngày đầu xuân năm mới - thời điểm giao hòa của trời đất, là dịp con người thể hiện tín ngưỡng tâm linh, vươn tới một cuộc sống bình yên, đủ đầy, hạnh phúc...
Lâm Bình là huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, nơi đây được biết đến với nhiều lễ hội truyền thống ngày đầu xuân. Mỗi lễ hội đều mang đậm nét văn hoá của người địa phương, qua đó du khách thập phương khi đến với các lễ hội sẽ có cơ hội tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp truyền thống của đất và người Lâm Bình.
Sau 3 năm gián đoạn do đại dịch COVID-19, năm nay Lễ hội Lồng Tông huyện Lâm Bình được khởi động trở lại. Với nhiều nội dung phong phú, sự kiện văn hoá quan trọng bậc nhất của huyện Lâm Bình được kỳ vọng sẽ là điểm nhấn để thu hút khách du lịch, đưa ngành du lịch huyện Lâm Bình trở thành thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội.
Lễ hội Lồng Tông là Lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Lâm Bình được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm với mong ước cầu cho quốc thái, dân an, nhà nhà ấm no, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. Lễ hội mang đậm nét văn hoá, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Sự kiện được chờ đợi nhất là Ngày hội văn hoá các dân tộc huyện Lâm Bình xuân Quý Mão 2023 được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng. Trong chuỗi sự kiện Lễ hội Lồng Tông sẽ có nhiều hoạt động văn hoá như: Lễ hội nhảy lửa, Ngày hội văn hoá dân tộc Mông, Ngày hội văn hoá dân tộc Dao, các trò chơi dân gian…Trong thời gian diễn ra lễ hội sẽ có các chương trình nghệ thuật quần chúng của nhân dân các dân tộc huyện Lâm Bình.
Đến với lễ hội, du khách sẽ được hoà mình vào không gian thiên nhiên nơi đất trời giao hoà, khám phá chiều sâu về văn hoá đặc trưng của vùng đất Lâm Bình. Cũng tại lễ hội này nhân dân các dân tộc huyện Lâm Bình sẽ giới thiệu văn hoá ẩm thực của địa phương với các món ăn mang đậm nét văn hoá bản địa như xôi ngũ cốc, bánh tày, thịt lợn hun khói, thắng cố…
Quang HưngTheo các chuyên gia, để duy trì và phát huy vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần áp dụng các chính sách đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp nội địa kết nối với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là nâng cấp năng lực doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu.