Tỷ lệ bay đúng giờ của các hãng hàng không Việt đạt trên 96% trong tháng 3

Doanh nghiệp - Doanh nhân
11:10 AM 25/03/2022

Vietjet dẫn đầu về OTP trong tháng với 97,8%, tăng mạnh so với tháng trước. Tiếp theo lần lượt là VASCO với 97,7%, Bamboo Airways 97,6%, Pacific Airlines 97%, Vietnam Airlines và Vietravel Airlines có cùng tỷ lệ 95,1%.

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, tỷ lệ đúng giờ (OTP) của các hãng hàng không Việt Nam trong thời gian từ 19/2 đến 18/3/2022 đã có những cải thiện đáng kể với mức tăng 10,6 điểm so với tháng trước, đạt tỷ lệ đúng giờ tới 96,6% chuyến bay và nằm trong top cao trên bản đồ hàng không thế giới.

Theo thống kê, các hãng bay Việt đã khai thác tổng cộng 18.223 chuyến bay trong tháng 3, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái với việc khôi phục lại toàn bộ các đường bay trong nước đáp ứng như cầu du xuân, trở lại thành phố học tập và làm việc sau kỳ nghỉ Tết... của khách hàng. Hai hãng dẫn đầu về số chuyến khai thác vẫn là Vietnam Airlines và Vietjet với lần lượt 7.134 và 6.162 chuyến, xếp thứ ba là Bamboo Airways với 3.321 chuyến bay và cuối cùng là các hãng Pacific Airlines, Vietravel Airlines… 

Vietjet dẫn đầu về OTP trong tháng với 97,8%, tăng mạnh so với tháng trước. Tiếp theo lần lượt là VASCO với 97,7%, Bamboo Airways 97,6%, Pacific Airlines 97%, Vietnam Airlines và Vietravel Airlines có cùng tỷ lệ 95,1%. 

Công ty phân tích dữ liệu hàng không quốc tế OAG cho biết, trong tháng 2/2022, tỷ lệ đúng giờ của các hãng hàng không trên khắp thế giới trung bình ở mức khoảng 80-90%, như Delta Air Lines là 82,9%, Southwest Airlines là 77%, KLM-Royal Dutch Airlines là 79,3% Etihad Airways là 82,5%, Air France là 87%,  AirAsia là 87,3%...

Theo số liệu thống kê của Cục Hàng không, các nguyên nhân khách quan như nhu cầu di chuyển, hành khách, thời tiết và đặc biệt là nhu cầu di chuyển tăng cao ảnh hưởng đến quy trình khai thác… gây nên việc chuyến bay bị chậm, huỷ chuyến, khiến tỉ lệ 100% đúng giờ rất khó để đạt được. Trong đó, lý do tàu bay về muộn chiếm 56,5% tỷ trọng nguyên nhân ảnh hưởng đến chuỗi khai thác trong tháng. Theo thông tin từ Vietnam Airlines và Bamboo Airways mới đây, việc sân bay Tân Sơn Nhất tạm ngừng khai thác một đường cất hạ cánh cũng có thể làm ảnh hướng tới thời gian bay của các chuyến bay đến và đi từ sân bay này, đặc biệt trong khung giờ cao điểm có nhiều chuyến bay cất, hạ cánh và gây ra tình trạng chậm chuyến.  

Nỗ lực tối đa để phục vụ nhu cầu di chuyển hàng không tăng mạnh trong thời điểm sau Tết, các hãng hàng không Việt đã mở lại hàng loạt các đường bay cũng như tăng tần suất phục vụ hành khách. Trong tháng 3, đường bay Hà Nội - TP.HCM đã trở lại với bảng xếp hạng 10 đường bay nội địa đông khách nhất thế giới với 824.971 khách, xếp thứ 2 toàn cầu chỉ sau đường bay Jeju - Seoul (Hàn Quốc). 

Từ ngày 15/3, Việt Nam chính thức mở cửa đón khách du lịch quốc tế như thời điểm chưa có dịch COVID-19, hứa hẹn một bức tranh hàng không nhộn nhịp trở lại không chỉ trong nước mà còn trên bầu trời quốc tế trong thời gian tới, mở ra những tín hiệu tích cực cho sự hồi phục không chỉ của ngành hàng không mà còn của nền kinh tế trong nước, thế giới.


Châu Cao
Ý kiến của bạn
Hà Nội đứng đầu cả nước về thu ngân sách Hà Nội đứng đầu cả nước về thu ngân sách

Thông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.