Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) là gì? Cách tính hệ số NIM của ngân hàng
Tỷ lệ NIM là thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời, chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị cũng như nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu so với mức tăng của các khoản chi phí.
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM - Net Interest Margin) phản ánh tốc độ tăng trưởng thu từ lãi so với tốc độ tăng chi phí.
NIM đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi nguồn vốn có chi phí thấp; cho thấy ngân hàng đã tối đa hóa các nguồn thu từ lãi và giảm thiểu chi phí từ lãi.
Công thức tính:
Trong đó:
– Thu nhập lãi thuần = "Thu nhập lãi và thu nhập tương tự" - "Chi phí lãi và chi phí tương tự"
– Tổng tài sản sinh lời bình quân = Tiền gửi tại NHNN Tiền gửi lại các TCTC khác (không bao gồm dự phòng rủi ro) Chứng khoán đầu tư (không bao gồm dự phòng giảm giá) Cho vay khách hàng (không bao gồm dự phòng rủi ro); Mua nợ (không bao gồm dự phòng rủi ro). Giá trị là giá trị chưa trích lập dự phòng.
Nếu tính theo năm: Giá trị thu nhập lãi thuần tính đến cuối năm, Giá trị tổng tài sản sinh lời là trung bình cộng của giá trị đầu năm và cuối năm.
Ý nghĩa: Tỷ lệ NIM là thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời. NIM chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị cũng như nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu so với mức tăng của các khoản chi phí.
Ví dụ: Tính NIM của ACB năm 2020
Thu nhập lãi thuần = 14.582 tỷ đồng
Tổng tài sản sinh lời bình quân = ((16.616.798 31.671.245 6.167.917 308.528.625 63.399.011) (10.420.306 30.341.599 2.985.262 266.164.852 55.956.160))/2 = 396.125.887,5 tỷ đồng)
Như vậy, hệ số NIM của ACB năm 2020 = (14.582/ 396.125.887,5)*100 = 3,5%
VNDirect cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV với GDP dự báo tăng 7,1%, nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,9%.