UBND huyện Đan Phượng: Quyết liệt thực hiện chủ đề năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”

Địa phương
11:32 AM 30/03/2022

Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong năm 2021, huyện Đan Phượng xác định chủ đề năm 2022 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” với khâu đột phá “Quy hoạch, cải cách hành chính, công nghệ thông tin”.

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng thời, là năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách Nhà nước (NSNN) mới, nên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh đó, đây cũng là năm có không ít khó khăn, thách thức khi tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường.

Do đó, huyện Đan Phượng quyết liệt thực hiện chủ đề năm với mục tiêu khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong năm 2022 tiếp tục kiên trì thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế; thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn huyện. Không để dịch bùng phát, lây lan rộng trên địa bàn xã, huyện. Tổ chức tiêm bổ sung vắc xin cho trẻ từ 5-12 tuổi đảm bảo miễn dịch cộng đồng. Triển khai có hiệu quả việc cách ly, điều trị, chăm sóc sức khỏe F0, F1 tại nhà.

UBND huyện Đan Phượng:  Quyết liệt thực hiện chủ đề năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” - Ảnh 1.

Trụ sở UBND huyện Đan Phượng.

Khi đã có phương hướng và xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch rõ ràng, huyện tập trung mọi nguồn lực, thực hiện quyết liệt đồng bộ các giải pháp khôi phục và phát triển kinh tế, tái cơ cấu các ngành kinh tế, thu hút đầu tư, mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các ngành kinh tế; phát triển văn hóa - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Ngoài ra, Đan Phượng chú trọng xây dựng và triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP năm 2022. 

Song song, tập trung chỉ đạo xây dựng xã Tân Lập, Thượng Mỗ, Phương Đình, Liên Trung, Trung Châu, Đồng Tháp đạt nông thôn mới kiểu mẫu, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao gắn với tập trung xây dựng các kế hoạch, giải pháp, phấn đấu đạt các tiêu chí nhằm hiện thực hóa Đề án xây dựng huyện Đan Phượng thành quận đến năm 2025.

Đặt nhiệm vụ trọng tâm là đẩy nhanh phục hồi và phát triển kinh tế, duy trì tăng trưởng ổn định kinh tế, bảo đảm cân đối ngân sách; Đan Phượng tập trung đẩy nhanh sự phục hồi và phát triển các ngành kinh tế, nhất là dịch vụ thương mại. 

Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh tập trung, nông nghiệp công nghệ cao; nông nghiệp sinh thái, làng nghề kết hợp trải nghiệm du lịch cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp nhất là vùng bãi sông Hồng và sông Đáy. Thực hiện tốt công tác khuyến nông, tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

Bên cạnh đó, thực hiện khâu đột phá năm 2022, toàn bộ hệ thống chính trị đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành, lĩnh vực; nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng; tăng cường quản lý thông tin trên mạng xã hội. Phối hợp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm tra công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Qua đó, Đan Phượng nỗ lực nâng cao năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức phục vụ nhân dân, nâng cao chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp để thực hiện thắng lợi chủ đề năm 2022 với tinh thần "Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển".

Một số chỉ tiêu phấn đấu năm 2022 - Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định năm 2010): 17.047 tỷ đồng. Trong đó: Công nghiệp - Xây dựng: 7.991 tỷ đồng; Nông nghiệp, thuỷ sản: 1.055 tỷ đồng; Thương mại - Dịch vụ: 8.001 tỷ đồng. - Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trước: 0,15% (thành phố giao 0,15%). - Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân so với năm trước: 0,13% (thành phố giao 0,1%). - Duy trì tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế: 100% (thành phố giao 100%). - Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế: 92,5% (thành phố giao 92,5%). - Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: 40% (thành phố giao 40%). - Tỷ lệ đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: 37,5% (thành phố giao 37,5%). - Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức): 1,5% (thành phố giao 1,5%). - Giải quyết việc làm mới cho 3.000 lao động. - Tỷ lệ hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu "Gia đình văn hóa": 92,2% (thành phố giao 88%). - Tỷ lệ (thôn, làng) được công nhận và giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa”: 64,2% (thành phố giao 63%). - Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”: 77,8% (thành phố giao 72,5%). - Số trường công lập đạt chuẩn Quốc gia tăng thêm: 1 trường (thành phố giao 1 trường). - Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu tăng thêm: 6 xã. - Tỷ lệ hỏa táng: 65%. - Tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh: 100%. - Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch khu vực nông thôn: 68% (thành phố giao 65%). - Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển trong ngày khu vực nông thôn: 99% (thành phố giao 98-100%).


Thành Viên
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần

Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của người Hà Nội năm 2010 đạt khoảng 2 triệu đồng/tháng thì đến năm 2022 đạt 6,4 triệu đồng/tháng, tăng gấp 3 lần sau hơn 10 năm.