Ứng dụng của hạt cốt liệu nhẹ để bảo vệ môi trường

Diễn đàn
05:21 PM 07/10/2022

Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) đã chỉ ra rằng, mỗi năm Việt Nam bị thiệt hại về kinh tế tới 5% GDP, tương đương với 10 tỷ USD vì môi trường ô nhiễm, chủ yếu do chất thải ngày một nhiều hơn nhưng không được thu gom, xử lý tốt, trong đó 25-30% là rác thải xây dựng.

Thực trạng quản lý và xử lý chất thải nói chung, chất thải rắn xây dựng (CTRXD) nói riêng đang là vấn đề nóng, nhức nhối của đời sống kinh tế xã hội Việt Nam. Chỉ riêng Hà Nội, theo thống kê sơ bộ mỗi ngày thành phố Hà Nội phát sinh khoảng trên 2.000 tấn CTRXD. Lâu nay, không ít chủ đầu tư đã tìm mọi cách để giảm chi phí xử lý chất thải nên đã đổ trộm CTRXD ra đường, khu vực ít dân cư, khu vực có nhiều ao hồ… Điều này đã gây ra nhiều hệ luỵ đối với xã hội như mất vệ sinh, ô nhiễm, bụi bẩn, ảnh hưởng tới cảnh quan Thành phố, đến sự phát triển hạ tầng đô thị trong tương lai. 

Thực tế trên đòi hỏi cần có giải pháp quản lý mới, áp dụng công nghệ hiện đại vào xử lý CTRXD một cách hiệu quả, an toàn với môi trường. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh đến yếu tố phát triển, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, song phải kéo giảm được chi phí xử lý xuống mức thấp nhất. Trong quá trình xử lý, phải hạn chế tối đa phát sinh ra ô nhiễm thứ cấp như bụi, bụi mịn, tiếng ồn... Hướng tới công nghệ hiện đại trong phân loại, nghiền sàng, tái chế thành vật liệu mới hoặc sử dụng chế phẩm vào công việc khác đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường, đảm bảo chi phí thấp nhất; tận dụng được nguyên liệu tái chế để thay thế các nguồn nguyên liệu khác đang cạn kiệt; góp phần xử lý tình trạng quá tải tại các bãi tập kết chất thải xây dựng; giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường, bảo vệ cảnh quan sinh thái.

Ứng dụng của hạt cốt liệu nhẹ để bảo vệ môi trường - Ảnh 1.

Buổi trao đổi ứng dụng vật liệu tái chế tại Viện Vật liệu xây dựng VIBM

Đứng trước thực trạng này, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đã đưa ra rất nhiều các giải pháp nhằm hạn chế những hệ lụy từ CTRXD, tháng 9 vừa qua, Viện Vật liệu xây dựng đã tổ chức buổi trao đổi khoa học ứng dụng vật liệu tái chế. Chương trình có sự tham gia của Viện IAB Weimar đến từ Đức và các giáo sư, tiến sĩ hàng đầu về vật liệu xây dựng để tìm ra giải pháp đưa hạt cốt liệu nhẹ dần thay thế cho những vật liệu xây dựng thông thường. 

Nước ta hiện nay cũng đã có nhiều nghiên cứu tận dụng nguồn phế thải công nghiệp, xây dựng làm vật liệu xây dựng. Từ năm 2016, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã hợp tác cùng Weimar IAB và Công ty TNHH Chế tạo máy AML tiến hành nghiên cứu sản xuất hạt cốt liệu nhẹ từ phế thải công trình xây dựng. TS. Barbara Leydolph – Phó Viện trưởng IAB Weimar  chia sẻ tại buổi trao đổi về "Ứng dụng vật liệu tái chế" cho biết ở Châu Âu tại Viện Vật liệu xây dựng tháng 9 vừa qua, hiện chỉ có một mỏ khoáng sản duy nhất cung cấp nguồn nguyên liệu để sản xuất cốt liệu nhẹ cho bê tông và theo tính toán thì mỏ chỉ có thể đáp ứng sản xuất trong 20 đến 30 năm nữa. 

Do đó, các nghiên cứu về vật liệu thay thế của Weimar IAB để sản xuất ra hạt cốt liệu nhẹ có vai trò vô cùng quan trọng với nền sản xuất vật liệu xây dựng ở Đức nói riêng và Châu Âu nói chung. Một trong số những ứng dụng rộng rãi nhất của hạt bê tông nhẹ là dùng để sản xuất bê tông nhẹ.

Ứng dụng của hạt cốt liệu nhẹ để bảo vệ môi trường - Ảnh 2.

Tiến sĩ Barbara Leydolph – Phó Viện trưởng IAB Weimar chia sẻ tại buổi trao đổi về “Ứng dụng vật liệu tái chế” tại VIBM

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu tài nguyên ngày càng hạn hẹp, ngành bê tông đã và đang thử nghiệm và triển khai những phương án sử dụng hợp lý tài nguyên, đẩy mạnh tái chế, phát triển kinh tế tuần hoàn. Công nghệ sản xuất cốt liệu nhẹ sử dụng các nguyên liệu rất đa dạng và sẵn có trên thị trường như vật liệu phá dỡ, bột đá, tro… Ứng dụng của hạt cốt liệu nhẹ rất đa dạng, phù hợp cho việc làm nguyên liệu để xây dựng các công trình dân sinh, với tính năng cách âm và cách nhiệt rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta. Sản phẩm này có thể làm tường cách âm cho đường cao tốc, các khu công nghiệp hoặc các công trình dân sinh. Ngoài ra, hạt cốt liệu nhẹ cũng có thể làm lớp lọc cho các nhà máy xử lý chất thải, thành phần của hệ thống thoát nước trong những bể tích trữ nước. 

Ứng dụng của hạt cốt liệu nhẹ để bảo vệ môi trường - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Việt – Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận Long Biên chia sẽ tại diễn đàn

Bà Nguyễn Thị Việt – Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận Long Biên chia sẻ: "Từ năm 2016 Viện IAB Weimar, Trường Đại học Xây dựng và công ty cổ phần công nghệ xây dựng Phúc Tiến phối hợp nghiên cứu thích ứng việc sản xuất hạt cốt liệu nhẹ tại Việt Nam. Năm 2020 Công ty cổ phần công nghệ xây dựng Phúc Tiến (Hội viên Hội doanh nghiệp quận Long Biên) đã nhận chuyển giao công nghệ sản xuất hạt cốt liệu nhẹ độc quyền tại Việt Nam.. Công nghệ còn tương đối mới với thị trường Việt Nam. Hiện nay quá trình để đưa công nghệ này vào thực tiễn đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong những năm vừa qua, nhà nước đã có kế hoạch cấm gạch nung và chuyển sang gạch không nung. Công nghệ được chuyển giao miễn phí nhưng do kinh phí đầu tư lớn cũng là rào cản để đưa vào cuộc sống. Chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà đầu tư cùng chung tay để đưa công nghệ này sớm đi vào cuộc sống để góp phần vào nền kinh tế xanh, bảo vệ môi trường"

Tiến Đạt
Ý kiến của bạn
Ngân hàng nới điều kiện vay tiêu dùng Ngân hàng nới điều kiện vay tiêu dùng

Từ nay, những khoản vay tiêu dùng có giá trị nhỏ, dưới 100 triệu đồng sẽ không cần phải cung cấp phương án sử dụng vốn khả thi mà chỉ cần cam kết sử dụng vốn hợp pháp.