Ứng dụng kỹ thuật số trong doanh nghiệp ‘nhảy vọt’ tới 5 năm
Chuyển đổi số hiện được coi là giải pháp giúp doanh nghiệp có thể tồn tại, nếu không muốn bị thị trường loại bỏ. Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), chỉ trong 8 tuần, việc áp dụng kỹ thuật số của doanh nghiệp và người tiêu dùng đã nhảy vọt tới 5 năm.
Doanh nghiệp muốn thích ứng với sự biến đổi của thị trường cần kết hợp tốc độ và sự ổn định
Covid-19 là một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, đại dịch cũng đem đến cho các doanh nghiệp cơ hội để vượt qua những thách thức to lớn và tạo ra sự thay đổi ý nghĩa.
Theo WEF, khả năng thích ứng của một công ty với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường là sự kết hợp của hai yếu tố tốc độ và sự ổn định.
Yếu tố tốc độ đòi hỏi các doanh nghiệp phải sáng tạo, năng động trong cách suy nghĩ và hành động. Nhưng để đảm bảo sự thành công lâu dài và khả năng mở rộng hoạt động, doanh nghiệp cần có sự ổn định, hay nói cách khác là một nền tảng vững chắc.
Trước bối cảnh đại dịch Covid-19, khả năng thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường, đã trở thành yếu tố mang tính quyết định đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Điều này đã tạo ra sự chuyển đổi đáng kinh ngạc của nhiều công ty.
Trào lưu số hóa "nở rộ" tại các doanh nghiệp
Theo một cuộc khảo sát năm 2015, có 82% các lãnh đạo doanh nghiệp tham gia khảo sát đều đồng thuận về sự cần thiết phải chuyển đổi số, nhưng chỉ 23% thực hiện chiến lược số hóa.
Tuy nhiên, Covid-19 đã tạo ra một trào lưu số hóa chưa từng thấy. Việc áp dụng kỹ thuật số của doanh nghiệp và người tiêu dùng nhảy vọt tới 5 năm chỉ trong vòng 8 tuần.
Đại dịch đã dẫn đến những sự thay đổi mang tính cơ cấu, ví dụ như người tiêu dùng có xu hướng thích mua hàng online và người lao động chuyển sang mô hình làm việc từ xa. Quan trọng là các xu hướng này có thể vẫn còn kéo dài kể cả sau đại dịch.
Tuy nhiên, thách thức mà Covid-19 đặt ra cho các doanh nghiệp không chỉ là duy trì năng suất thông qua các hoạt động được số hóa, mà còn tái tập trung vào các cơ hội mới số hóa đã mang lại.
Doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng chuyển đổi số để bứt phá sau "bão" Covid-19
Đại dịch Covid-19 khiến việc đi lại gặp rất nhiều hạn chế, theo đó, chuyển đổi số được coi là giải pháp giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tồn tại. Đồng thời, doanh nghiệp phải lựa chọn hoạt động trên môi trường trực tuyến, nếu không muốn bị thị trường loại bỏ.
Theo Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Phú Tiến, từ đầu năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (SMEdx).
Một trong những hoạt động chính của Chương trình SMEdx là lựa chọn các nền tảng số xuất sắc để giới thiệu cho cộng đồng doanh nghiệp vận dụng vào các nghiệp vụ cụ thể của đơn vị, từ đó giúp doanh nghiệp từng bước thay đổi tư duy, tham gia hiệu quả vào thúc đẩy kinh tế số, xã hội số và hoàn thiện quốc gia số.
Ông Nguyễn Phú Tiến chia sẻ, ngay tại thời điểm khởi động Chương trình SMEdx đã có 15 doanh nghiệp cung cấp nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số tham gia. Đến nay, đã có 20 đơn vị cung cấp, với 24 nền tảng chuyển đổi số hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đặc biệt là hơn 10.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng các nền tảng chuyển đổi số này.
Dù rất khó để dự đoán đại dịch Covid-19 sẽ còn mang đến những thử thách gì, nhưng các doanh nghiệp có thể rút ra nhiều bài học trong thời gian qua và xem chúng là cơ hội để cải thiện hoạt động.
Ánh NguyệtTối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024" - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.