Vắc-xin COVID-19 có gây tác dụng phụ không?
Dựa vào các nghiên cứu khoa học về vắc-xin, các chuyên gia tin rằng vắc-xin COVID-19 gần như không có khả năng gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng trong ngắn hay dài hạn.
Cũng giống như các loại vắc-xin khác, vắc-xin COVID-19 hoạt động thông qua việc hỗ trợ cơ thể chúng ta phát triển các kháng thể để chiến đấu với loại vi-rút gây bệnh COVID-19, nhằm phòng bệnh sau này. Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy kháng thể hình thành từ việc tiêm chủng vắc-xin COVID-19 gây ra bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào.
Trang web của Bộ Y tế Pháp cũng đã khẳng định: "Tác dụng phụ nghiêm trọng rất hiếm... Nguy cơ mắc bệnh nặng do không tiêm chủng lớn hơn nhiều so với nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ do tiêm vắc xin". Đài France Info (Pháp) cho biết tác dụng phụ của vắc-xin COVID-19 đã được kiểm soát nghiêm ngặt trong quá trình phát triển vắc-xin theo 3 giai đoạn.
Chặng đầu tiên, thử nghiệm lâm sàng của các hãng dược
Trong suốt ba giai đoạn thử nghiệm ở người, các nhà nghiên cứu luôn kiểm tra xem tác dụng phụ (đau, các triệu chứng, hiện tượng phát triển bệnh lý) có xảy ra không. Nếu có tác dụng phụ nghiêm trọng, thử nghiệm sẽ được tạm ngưng. Sau đó, các nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu sẽ xác định tác dụng phụ đó có phải do vắc xin thử nghiệm hay không.
Nền tảng thông tin Infovac (Thụy Sĩ) giải thích tác dụng phụ có nhiều dạng, triệu chứng nhẹ như đau chỗ tiêm, đau nhức cơ thể hoặc nặng như dị ứng nghiêm trọng, có vấn đề thần kinh. Tuy nhiên, các tác dụng phụ thường gặp nhất đều ở thể nhẹ như sốt nhẹ, đau, tấy đỏ tại chỗ tiêm. Chúng xuất hiện vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiêm và biến mất sau vài ngày.
Chặng thứ hai, đánh giá của các cơ quan quản lý dược phẩm
Các cơ quan phụ trách an toàn thuốc như Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) hoặc Cơ quan An toàn dược phẩm và sản phẩm y tế quốc gia (ANSM) ở Pháp sẽ nghiên cứu mọi dữ liệu an toàn trong thử nghiệm lâm sàng do các hãng dược thu thập để xác định tỉ lệ lợi ích, rủi ro có hợp lý không. Những người tham gia thử nghiệm vắc xin của Pfizer/BioNTech và Moderna đều được theo dõi suốt 2 tháng. Thời gian này được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đồng ý thay vì theo dõi 6 tháng.
Chặng thứ ba, vắc-xin COVID-19 phải tuân theo các quy định về cảnh giác dược
Sau khi lưu hành trên thị trường, vắc xin COVID-19 phải tuân theo các quy định về cảnh giác dược. Công việc giám sát này kéo dài nhiều năm ở nhiều cấp độ: cấp độ quốc tế với các cơ quan như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cấp độ châu Âu với Ủy ban Đánh giá nguy cơ về cảnh giác dược (PRAC) và cơ sở dữ liệu EudraVigilance của EMA, cấp độ quốc gia như ANSM của Pháp, thậm chí còn có cấp độ khu vực.
WHO thừa nhận: "Không thể biết trước các cá nhân có bị phản ứng nhẹ hay nặng đối với vắc xin, ngay cả khi một số loại vắc xin có nêu rõ thông tin chống chỉ định". Tuy nhiên WHO cũng xác định: "Nếu tôn trọng các chống chỉ định, nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra có thể giảm đến mức tối thiểu".
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024" - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.