Vấn đề cốt lõi của tham nhũng là “con người”!
Một thông tin tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra trong những ngày vừa qua đánh giá rằng hiện nay các vụ án tham nhũng tăng lên 40%. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tham nhũng là do “quản lý yếu kém” và “do pháp luật chưa hoàn chỉnh”. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ cá nhân, là người làm báo, quan điểm của tôi là mọi sự bắt nguồn từ “con người”.
"Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi" - Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.
Người có chức vụ, quyền hạn là gì? Tại khoản 2 điều 3 đã nêu là: do bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng, hợp đồng hoặc do một số hình thức khác, có hưởng lương hoặc không, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Tham nhũng là hành vi trái pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng, xâm phạm đến lợi ích cá nhân, tổ chức, nhà nước, xã hội
Có 2 yếu tố cấu thành: Một là, Làm trái - lạm dụng quyền lực: hàm ý hành động tham nhũng có động cơ cố ý. Hai là, Thu lợi riêng: không chỉ do người có chức vụ thực hiện, mà còn cho người thân, họ hàng người đó.
Quy trình bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng,…. của chúng ta nhìn dưới góc độ pháp luật là đã chặt chẽ. Tiêu chuẩn cho từng chức vụ nhìn dưới góc độ pháp luật cũng đã đủ và chi tiết khi luật hoá cả tiêu chuẩn về tài và đức. Tuy nhiên, tại sao vấn nạn tham nhũng lại tăng như hiện nay, vẫn là trên quan điểm nhất quán là do chính bản thân con người đó, do lòng tham của chính người có chức vụ quyền hạn đó nên khi đi xác định nguyên nhân tham nhũng do "quản lý yếu kém" do "pháp luật chưa hoàn chỉnh" là chưa đủ, chưa có tính thuyết phục cao (đối với bản thân tôi).
Nhiều vụ án tham những trong những năm gần đây có tính dây chuyền và hệ thống, khởi nguồn là nhiều vụ án liên quan đến các lãnh đạo có chức vụ tại bộ máy chính trị, các doanh nghiệp Nhà nước, các cơ quan ban ngành và doanh nghiệp tư nhân… Năm 2020 nổi bật với vụ án tại Công ty Việt Á, chỉ sau 6 tháng điều tra hàng loạt sai phạm liên quan đến công ty này đã có hơn 60 cá nhân bị khởi tố, trong đó có nhiều cán bộ có chức vụ chủ chốt cùng hàng loạt Giám đốc CDC, cán bộ Sở Y tế các tỉnh, thành phố…
Năm 2021 đại án buôn lậu ở Công ty TNHH TM và DV kỹ thuật Nhật Cường, suy cho cùng việc tiếp tay cho hành động buôn lậu có hệ thống không thể không nói đến trách nhiệm của các lực lượng chức năng.
Tháng 11/2021 nổi cộm với vụ án nhận hối lộ, theo đó Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên sơ thẩm đối với bị cáo Phan Văn Anh Vũ và đồng phạm trong trọng án" đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ", trong vụ trọng án rất tiếc cán bộ chủ chốt đã vi phạm…..
Sự việc diễn ra tại các vụ trọng án trước khi bị phanh phui và đưa ra ánh sáng, cũng như khi dư luận đổ dồn lên nghi vấn và nhiều luận điểm tiêu cực có hay không dấu hiệu của việc lợi ích nhóm... để người dân phải nghi ngờ và mất niềm tin vào những con người này cũng như chính những con người này đã trực tiếp làm cho hình ảnh của Đảng trong lòng dân bị lung lay.
Nhìn nhận chung cho các sự việc, tôi đặt ra câu hỏi: Phải chăng mấu chốt của mọi vấn đề vẫn là "con người" việc nhìn nhận vấn đề thiếu thấu đáo, sự báo cáo không trung thực, xong người được báo cáo lại thực hiện công việc chỉ "tại phòng lạnh" và "trên giấy", hay chăng sự tha hóa về đạo đức, phẩm chất chính trị, sự yếu kém về quản lý, việc tự phê bình và phê bình chưa được thực thi đúng quy định...
Trong quy trình đánh giá việc thực thi nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ qua các cấp bộc đối với đảng viên trong công tác đã được Đảng ta hướng dẫn rất chi tiết, cụ thể. Thế nhưng, nguyên nhân nào mà lại nhiều yếu điểm tồn tại nhiều năm không được giải quyết và trở thành sự bất cập nên tại Nghị quyết 21 TW5 đã có sự nhìn nhận và đánh giá rất chi tiết để đưa ra các giải pháp và hành động.
Nhìn nhận khách quan tệ nạn tham nhũng vấn đề "con người" vẫn là cốt lõi và then chốt. Tại nghị quyết 21-NQ/TW ngày 16/6/2022 Ban chấp hành Trung ương đã nêu rõ 4 nhiệm vụ và giải pháp. "(1) Củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. (2) Nâng cao chất lượng đội ngũ Đảng viên. (3) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỹ luật Đảng. (4) Phát huy vai trò của Mật trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên".
Tôi tin tưởng rằng với sự vào cuộc quyết liệt từ Trung ương đến địa phương những vấn đề còn tồn tại được xác định tại các nghị quyết sẽ được khắc phục. Nhà nước và nhân dân cùng thực hiện thành công các mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra.
Văn BảoCông cuộc số hóa chợ hay tiệm tạp hóa truyền thống không chỉ đơn thuần gói gọn trong việc quét mã QR để thanh toán. Đây là một "cuộc chơi lớn" với 1,4 triệu tạp hoá đang chờ “lên đời công nghệ".