Vận tải hành khách, hàng hóa bằng đường thủy tăng trưởng hơn 10% trong 7 tháng
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, sản lượng vận tải hành khách 7 tháng ước đạt 214 triệu lượt khách, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2023; sản lượng vận tải hàng hóa đạt 315,7 triệu tấn, tăng trưởng 12,6%.
Trong nhiều năm trở lại đây, lĩnh vực hàng hải và đường thuỷ nội địa luôn có tốc độ tăng trưởng hàng hoá cao, ổn định, kể cả trong thời gian dịch bệnh Covid-19 vẫn tăng trưởng dương.
Theo số liệu của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, sản lượng vận tải hành khách 7 tháng ước đạt 214 triệu lượt khách, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2023; sản lượng vận tải hàng hóa đạt 315,7 triệu tấn, tăng trưởng 12,6%.
Một số tuyến vận tải container ngày càng phát triển. Trong đó, khu vực phía Bắc, trên Hành lang 1 sà lan chở container đến 128 Teus hoạt động thông suốt trên tuyến Hải Phòng - Bắc Ninh dài 120km. Từ đầu năm đến nay, đạt 35 chuyến/tuần, gấp hơn 10 lần so với năm 2018 là năm đầu mở tuyến.
Theo Cục Đường thủy nội địa VN, hiện điểm nghẽn tĩnh không cầu Đuống trên hành lang này đang được nâng cấp lên 7m. Sau khi hoàn thành dự án, phương tiện đến 98 Teus hoạt động thông suốt trên tuyến Hải Phòng - Việt Trì dài gần 200km.
Với Hành lang 2 (Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình), hoạt động vận tải container đường thủy được triển khai từ đầu năm 2024, đến nay đạt 4 chuyến/tuần, cỡ sà lan 36 Teus.
Mặc dù có điều kiện để phát triển nhưng thực tế chưa như kỳ vọng, vận tải đường thủy, nhất là vận tải đường thủy nội địa manh mún, tự phát, chưa gắn kết tạo ra sự tranh hàng hóa, tăng chi phí, giảm sự đóng góp vào sự phát triển của ngành…
Bên cạnh đó, tình hình thế giới dự báo tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Xung đột chính trị, vũ trang xảy ra tại nhiều nước, thương mại toàn cầu yếu hay những căng thẳng ở Biển Đỏ và thời tiết, biến đổi khí hậu diễn biến bất thường dẫn đến những khó khăn, thách thức lớn đối với ngành vận tải, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng hóa. Chính vì vậy, việc cập nhật, bổ sung các cơ chế, chính sách mới trong lĩnh vực hàng hải, đường thuỷ nội địa để hỗ trợ tốt hơn các nghiệp hàng hải và đường thủy nội địa là rất cần thiết.
Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đường thủy nội địa phải được quan tâm đầu tư nhằm khai thác tối đa tiềm năng, cơ hội về lợi thế cạnh tranh của từng vùng và khu vực; bảo đảm tính tổng thể, tầm nhìn xa, chiến lược dài hạn góp phần giảm chi phí logistics quốc gia; sử dụng hiệu quả nguồn lực Nhà nước đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xã hội để phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo hướng hiệu quả, từng bước hiện đại...
Để thực hiện được điều đó, thời gian tới, Cục Đường thủy nội địa VN sẽ tiếp tục chủ động phối hợp chặt chẽ có hiệu quả cùng các hiệp hội, doanh nghiệp quyết liệt thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Tiếp tục tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là việc triển khai các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho vận tải container đường thủy giữa Hải Phòng - Ninh Bình, hiện Cục đang đề xuất Bộ GTVT cho phép phương tiện VR-SI được chạy tuyến từ cửa Văn Úc - cảng Lạch Huyện thay thế tuyến vận tải truyền thống qua các sông, kênh nội thành Hải Phòng hiện bị hạn chế tĩnh không cầu. Từ đó vừa rút ngắn được quãng đường khoảng 30km, vừa tăng được khối lượng vận chuyển.
Huyền My (t/h)Tối ngày 22/11, Giải thưởng quốc tế danh giá Kotler Awards 2024 đã diễn ra tại TP. HCM, tôn vinh 27 các Nhà tiếp thị kinh doanh, Chuyên gia Marketing, Nhà quản trị chiến lược và Doanh nghiệp xuất sắc với những thành tựu vượt trội, đóng góp cho sự phát triển bền vững và nâng tầm thương hiệu quốc gia Việt Nam.