Vay tiêu dùng hỗ trợ khó khăn do dịch Covid-19 - Đừng sập bẫy tín dụng đen

Đầu tư và Tiếp thị
10:27 AM 09/07/2021

Đại dịch Covid-19 kéo dài khiến nhiều người rơi vào cảnh lao đao, lợi dụng tình cảnh này nhiều trang web tín dụng hoặc người tự xưng là nhân viên ngân hàng mời chào làm thủ tục hỗ trợ vay tiền. Tuy nhiên, khi cầm số tiền trên tay, nhiều người mới té ngửa khi vay với lãi suất cao hoặc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lãi suất "cắt cổ"

Công việc bị ngưng trệ nên chị Nguyễn Thi Thủy (Hưng Yên) gặp khó khăn để lo cho kinh tế gia đình, "như chết đuối vớ được cọc, chị Thúy nhận được tin nhắn cho vay tiền từ một công ty tài chính. Cũng biết về các app vay tiền lãi suất cao nhưng chị cứ nghĩ vay qua các công ty tài chính này sẽ ổn hơn nên đã liên hệ theo số điện thoại được nhân viên hướng dẫn cung cấp CMND và địa chỉ thường trú cùng tên và số điện thoại người thân trên một trang web.

Sau khi cung cấp các thông tin cần thiết, chị được vay số tiền 10 triệu đồng trong 30 ngày nhưng bị trừ phí 700 nghìn đồng. Sau khi được giải ngân tiền vay thì chị nhận được thông tin thông báo về số tiền anh sẽ phải trả sau 30 ngày đó là 15.100.000 đồng (lãi suất 51%/1 tháng, tương đương hơn 600%/1 năm).

Vay tiêu dùng hỗ trợ khó khăn do dịch Covid-19 - Đừng sập bẫy - Ảnh 1.

Ứng dụng vay tiền qua mạng hỗ trợ khó khăn do đại dịch Covid- 19 đánh lừa người tiêu dùng. Ảnh minh họa

Trường hợp của anh Vũ Đức Tuấn (Hà Nội), cũng vừa bị lừa chiếm đoạt số tiền 3,5 triệu đồng do chuyển vào App vay tiêu dùng làm hồ so vay 35 triệu đồng. Nhưng thật trớ trêu là sau khi chuyển số tiền trên, anh không nhận được tiền vào tài khoản, gọi theo số nhân viên tư vấn thì "thuê bao'.

Theo Luật sư Hoàng Trọng Minh (Công ty luật Phương Gia), đây chỉ là một trong số những trường hợp nhẹ dạ cả tỉn trong lúc khó khăn bị nhiều tổ chức, cá nhân chưa được cấp phép nhưng đã mạo danh các tổ chức tài chính, lợi dụng tính chất nhanh chóng – tiện lợi khi cho vay tiền qua app để tổ chức lừa đảo.

Điểm chung của những trường hợp lừa đảo này là đều không quan tâm nhiều đến hồ sơ vay, lịch sử tín dụng, thu nhập để xem xét khả năng trả nợ - điều mà các ngân hàng, công ty tài chính luôn xem xét rất kỹ khi quyết định cho vay.

Cẩn trọng với App vay tiền qua mạng

Hiện nay, nhiều ngân gàng đã phát đi thông báo cảnh báo. Đơn cử mới đây, phía ngân hàng VPBank phát hiện ra app VAYTOT tự mạo danh là app vay tiền của VPBank yêu cầu khách hàng đóng một khoản phí để được giải ngân tiền. Thông báo của VPBank khẳng định, các khoản vay tại VPBank không yêu cầu khách hàng phải thanh toán hay nộp bất kỳ khoản phí kèm theo.

Ngân hàng OCB cũng cho hay đã tiếp nhận thông tin phản ảnh từ khách hàng về việc một số kẻ xấu làm giả hợp đồng vay để lừa đảo, thu phí làm hồ sơ. Những kẻ này tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay qua các trang mạng xã hội của những ngân hàng, công ty tài chính... rồi tiếp cận, tư vấn, chào mời. Hồ sơ giả mạo được mô phỏng các điều khoản theo mẫu hợp đồng vay tại OCB.

"Tuy nhiên, các thông tin về người đứng tên đại diện của ngân hàng đều sai lệch. Sau khi cung cấp các thông tin, khách hàng sẽ được yêu cầu thanh toán theo dạng COD (giao hàng thu tiền) thông qua shipper (người giao hàng), bưu điện với chi phí từ 1,5 - 2,5 triệu đồng để nhận hợp đồng vay", OCB cho biết.

Ngân hàng này khẳng định: “hồ sơ vay được thực hiện đầy đủ theo quy trình và tuân thủ đúng pháp luật. Ngân hàng không yêu cầu nạp tiền/ chuyển khoản/ thanh toán hay thu bất kỳ loại phí nào của khách hàng trong quá trình xem xét và đánh giá khoản vay”.

Vay tiêu dùng hỗ trợ khó khăn do dịch Covid-19 - Đừng sập bẫy - Ảnh 2.

Nhiều ngân hàng phát đi cảnh cáo nhũng App vay tiền lừa đảo. Ảnh minh họa

Giám đốc khối khách hàng một ngân hàng thương mại khẳng định:"Không có công ty, ngân hàng nào cho vay qua mạng mà không cần xác minh danh tính người vay. Chưa kể, việc yêu cầu chuyển tiền để chứng minh tài chính lại càng sai. Đó chính là dấu hiệu của lừa đảo".

Theo ông Nguyễn Thành Phúc, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit), tình hình gian lận và lừa đảo vay tiêu dùng có xu hướng diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi như đánh cắp giấy tờ tùy thân để làm giả hồ sơ vay; lừa lấy mã OTP để rút tiền; giả danh nhân viên ngân hàng, công ty tài chính. Các đối tượng lợi dụng người dân có nhu cầu vay nhưng thiếu hiểu biết về điều kiện, thủ tục vay để lừa họ vào bẫy.

"Khi quyết định vay tiêu dùng hoặc sử dụng các hình thức vay tín chấp như thẻ tín dụng, vay mua trả góp, cần tỉnh táo để chủ động bảo vệ bản thân trước các hành vi lừa đảo. Lựa chọn các công ty tài chính uy tín trên thị trường, kiểm tra kỹ thông tin điều khoản trong hợp đồng. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân hay làm theo các yêu cầu giao dịch từ người lạ. Thủ tục vay tại các công ty tài chính tuy đơn giản hơn so với ngân hàng nhưng vẫn bảo đảm quy trình thẩm định và duyệt vay đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Khách hàng khi đi vay cũng phải cung cấp đủ giấy tờ cá nhân cần thiết để hoàn tất hồ sơ vay", ông Nguyễn Thành Phúc cho biết.

Trương Hưng
Ý kiến của bạn
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nâng tầm doanh nghiệp Việt Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nâng tầm doanh nghiệp Việt

Theo các chuyên gia, để duy trì và phát huy vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần áp dụng các chính sách đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp nội địa kết nối với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là nâng cấp năng lực doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu.