60 năm thành lập Vĩnh Thuận: Bài 1. Về nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của Kiên Giang

Địa phương
05:25 PM 22/01/2024

Vĩnh Thuận là một trong 4 huyện vùng U Minh Thượng (Kiên Giang). Trung tâm huyện nằm cách TP. Rạch Giá 80km đường bộ về hướng Đông Nam và cách TP. Cà Mau 50km về hướng Đông Bắc. Đường thủy có mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Với vị trí địa lý và điều kiện giao thông thủy bộ đã tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu trao đổi hàng hóa với các địa phương khác trong vùng và liên vùng, tạo ra những lợi thế nhất định cho huyện Vĩnh Thuận trong phát triển kinh tế - xã hội.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện

Huyện Vĩnh Thuận có tổng diện tích tự nhiên là 39.443,9 ha, có 7 xã và 1 thị trấn với 50 ấp, 4 khu phố; có 22.789 hộ, 94.648 khẩu, mật độ dân số 236 người/km2. Người dân sinh sống chủ yếu bằng làm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, cao độ từ khoảng 0,2-0,8m so với mực nước biển, chia làm 3 cấp độ. 

Đây là vùng nước giữa triều Biển Tây qua sông, Cống Cái Lớn và triều biển Đông qua sông Ông Đốc và hệ thống kênh xáng ở Bạc Liêu nên thường xuyên nhiễm mặn trong thời gian dài, nếu kiểm soát tốt nguồn nước có thể phát triển mô hình lúa 2 vụ, nuôi tôm - lúa, tôm chuyên canh, trồng màu xen canh. Vĩnh Thuận thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu vào khoảng tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 11. Do vị trí nằm ở vùng sâu, xa biển và cuối nguồn nước ngọt nên gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

60 năm thành lập Vĩnh Thuận:
Bài 1. Về nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của Kiên Giang- Ảnh 1.

Vĩnh Thuận được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất tại Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập huyện Vĩnh Thuận (tháng 01/1964 - tháng 01/2024) vào ngày 29/1 tới đây.

Trung tâm huyện Vĩnh Thuận cách trung tâm TP Rạch Giá 80km đường bộ về hướng Đông Nam và cách TP. Cà Mau 50km về hướng Đông Bắc. Đường thủy có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, phân bổ rộng khắp, đặc biệt có tuyến sông Cái Lớn, Sông Xáng Chắc Băng thuộc đường thủy phía Nam nối liền hệ thống đường thủy từ TP. Hồ Chí Minh về Cà Mau đi ngang qua trung tâm huyện với chiều dài trên 40km. Ngoài ra, có tuyến kênh Làng Thứ 7 nối sông Xáng Chắc Băng ra biển Tây, là tuyến kênh dẫn nước ngọt chính cho vùng U Minh Thượng, có Sông Cái Chanh, Sông xáng Cạnh Đền và hàng nghìn km là hệ thống giao thông thủy quan trọng tên địa bàn.

Vĩnh Thuận có tuyến Quốc lộ 63 đi qua, nối từ Quốc lộ 61 - TP. Rạch Giá đi TP Vị Thanh (Hậu Giang), TP. Cần Thơ đến TP. Hồ Chí Minh và An Giang, Đồng Tháp. Đồng thời, Quốc lộ 63 nối liền với đường Xuyên Á, Quốc lộ 1 về Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và tương lai tuyến đường kết nối với đường cao tốc Bắc - Nam và đường Hồ Chí Minh qua địa bàn, từ đó sẽ hình thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh. Với vị trí địa lý và điều kiện giao thông thủy bộ như trên đã tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu trao đổi hàng hóa với các địa phương khác trong vùng và liên vùng, tạo ra những lợi thế nhất định cho huyện Vĩnh Thuận trong phát triển kinh tế - xã hội.

60 năm thành lập Vĩnh Thuận:
Bài 1. Về nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của Kiên Giang- Ảnh 2.

Các đại biểu cắt băng khánh thành Khu chứng tích chiến tranh rừng tràm Bang Biện Phú và Đền thờ anh hùng liệt sĩ huyện Vĩnh Thuận.

Huyện hiện có 2 di tích lịch sử được công nhận cấp quốc gia là Khu di tích Vườn tràm Bang Biện Phú, thị trấn Vĩnh Thuận và di tích Khu tập kết 200 ngày đêm Vàm Chắc Băng, xã Phong Đông. Bên cạnh đó, các di tích được công nhận cấp tỉnh như: Khu di tích Ranh Hạt, xã Vĩnh Thuận (là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang), Khu di tích Xẻo Gia, xã Vĩnh Bình Bắc (khu căn cứ của Tỉnh ủy Kiên Giang thời kháng chiến chống Mỹ giai đoạn (1966 - 1969). Ngoài ra, còn có một số di tích như: Kè Một, di tích Đồng Tranh, di tích Trường Thiếu sinh quân, di tích Cạnh Đền... 

Song song đó trên địa bàn huyện còn có các cơ sở thờ tự, các chùa Khmer với các kiến trúc độc đáo như: Chùa Chắc Băng xã Phong Đông; Chùa Chắc Băng Mới, thị trấn Vĩnh Thuận; Chùa Kênh 2, xã Vĩnh Phong; Chùa Đồng Tranh, Chùa Kè Một, xã Vĩnh Bình Bắc; Có nhiều cơ sở thờ tự của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn như: Phật giáo, Cao đài, Tịnh độ cư sỹ, Hòa hảo... đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Với một số loại hình văn hóa phi vật thể như: Đội ca múa Dù kê, xã Vĩnh Bình Bắc, xã Phong Đông; có các câu lạc bộ đờn ca tài tử... là điều kiện cho phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp kết hợp di tích văn hóa lịch sử trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

60 năm thành lập Vĩnh Thuận:
Bài 1. Về nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của Kiên Giang- Ảnh 3.

Khu di tích Ranh Hạt, nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận.

Khái lược tình hình trước khi thành lập huyện

Ngày 12/2/1960, Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh số 41/NV thành lập quận Kiên Long gồm 5 xã (Vĩnh Phong, Vĩnh Thuận, Vĩnh Bình, Vĩnh Hoà, Vĩnh Tuy) thuộc tỉnh Chương Thiện. Dưới thời Ngô Đình Diệm chúng ban hành Luật 10/59 là một quốc sách "chống cộng" của Mỹ - Diệm đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, chúng tha hồ bắt bớ, bắn giết nhân dân và cán bộ rất tàn ác, dã man. Chỉ một hành động như đưa cán bộ qua sông, liên hệ báo tin, nuôi chứa cán bộ đều bị chúng bắt xử tù chung thân hoặc xử tử hình, hàng trăm cán bộ, đảng viên và nhân dân bị bắt bớ, giam cầm, bắn giết, chúng gây bao đau thương, tang tóc cho đồng bào ta.

Tại vùng đất Vĩnh Thuận chúng chọn nơi đây thành lập "Đặc khu An Phước" làm điểm đánh phá phong trào cách mạng của quần chúng, triệt hạ vùng căn cứ kháng chiến và tiêu diệt cộng sản, tiêu diệt mầm mống của cách mạng, chúng tập hợp bọn địa chủ phục thù, trả oán những người kháng chiến. 

Đây là lò sát sinh tàn bạo, là pháp trường không có bản án mà quận trưởng Lâm Quang Phòng đã dựng lên để hòng tiêu diệt những người yêu nước, địch đã mở nhiều cuộc càn quét khủng bố, bắt giam cầm hơn 10.000 lượt cán bộ, chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước, trong đó có hơn 1.500 người đã bị giết hại tại đây (Rừng tràm Bang Biện Phú ngày nay được lập đền thờ các Anh hùng liệt sĩ, người có công hy sinh tại đây năm 2023). 

Chúng kiểm soát nhân dân gắt gao hơn; cấm nhân dân không được đi khỏi khu tập trung dồn dân, cuộc sống nhân dân ở đây ngày càng khó khăn vừa đói rét vừa đau thương chết chóc. Cán bộ, đảng viên và nhân dân căm thù sâu sắc khẩn thiết yêu cầu Trung ương Đảng có chủ trương mới, phải kết hợp đấu tranh võ trang với kẻ thù để hỗ trợ cho phong trào chính trị của nhân dân mới thoát khỏi cảnh lầm than dưới chế độ độc tài phát xít Ngô Đình Diệm.

Trước âm mưu, thủ đoạn và hành động của bọn Mỹ - Diệm và yêu cầu nguyện vọng chính đáng của nhân dân miền Nam, tại hội nghị lần thứ 15 khóa II năm 1959 tại Hà Nội, Trung ương Đảng đã khẳng định "Nhân dân miền Nam muốn được giải phóng không có cách nào khác ngoài con đường cách mạng, con đường đó là khởi nghĩa giành chính quyền, từ khởi nghĩa đấu tranh sang đấu tranh võ trang trường kỳ vì đế quốc Mỹ là tên đế quốc đầu sỏ, hung hăng hiếu chiến nhất". 

Có được sự chỉ đạo từ Trung ương Đảng phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, xây dựng lực lượng võ trang đã diễn ra khắp nơi tiêu diệt những tên, đơn vị ác ôn đẫm máu với nhân dân bước đầu đã thu được nhiều thắng lợi trong đó điển hình là Tiểu đoàn Ngô Sở phối hợp với xã Vĩnh Bình tấn công và giải tán được trụ sở Hội đồng Hương chính xã tại chợ Cái Nứa đốt toàn bộ giấy tờ; tiếp theo là trận đánh tiêu diệt chi khu Kiên An (Xẻo Rô) bắt sống và tiêu diệt nhiều tên địch, thu giữ nhiều vũ khí, đạn dược, trong đó có tên Quận trưởng Lâm Quang Quận một tên ác ôn đẫm máu với nhân dân.

Phát huy từ những thắng lợi ban đầu phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, xây dựng lực lượng võ trang đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ từ chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị, củng cố đoàn thể… để chuyển sang thời kỳ tấn công kẻ thù mạnh mẽ hơn về chính trị, với lực lượng võ trang hỗ trợ cho phong trào quần chúng vùng lên phá khu dồn dân, giúp nhân dân trở về ruộng vườn, làm chủ sớm ấp. 

Gần 10.000 người dân đấu tranh kéo đến tề ấp, tề xã, đồn bót, chi khu đưa đơn yêu cầu cho nhân dân tự do đi lại, về ruộng vườn làm ăn, đòi quân đội địch không đi ruồng bố, bắt bớ, bắn giết những người dân vô tội và bồi thường thiệt hại tính mạng và tài sản… Có cuộc đấu tranh có đến 3.000 người dân như ở xã Vĩnh Thuận, Vĩnh Bình, Vĩnh Hoà chống bắt đi làm, đào kênh xuyên rừng U Minh, làm lộ… bằng nhiều hình thức đấu tranh quyết liệt với lý lẽ phong phú; như bận công việc nhà, đau ốm, nhà nghèo không có tiền, gạo để ăn nên phải đi làm, gia đình đơn chiếc, nhiều người tránh không đi làm, nếu bị bắt thì cũng tìm cách trốn về hoặc đấu tranh đòi quyền lợi. Được sự tuyên truyền, giáo dục của cán bộ ta nhiều người dân ngang nhiên bỏ về và cùng với nhân dân xây dựng phong trào đấu tranh võ trang, đấu tranh chính trị.

Được lệnh đồng khởi vào đêm 14/9/1960, cán bộ đảng viên ta hết sức phấn khởi họp bàn bổ sung kế hoạch và phân công đứng điểm lãnh đạo, phát động nhân dân vùng lên đồng khởi ồ ạt và sôi nổi, khí thế cách mạng lên rất cao như: đánh trống, mõ, bắn khí đá vang rền, phát loa đều khắp trong xóm ấp, xé cờ quốc gia, đập phá bản chống phá cộng. Giáo dục, giải tán, cảnh cáo và bắt giữ cải tạo tề, vệ, điềm điệp, thám báo và giáo dục tại chỗ cho hơn 5.000 thanh niên cộng hoà, phụ nữ cộng hoà, thanh niên chiến đấu.

Với thắng lợi ban đầu khí thế và phong trào cách mạng đồng khởi của quần chúng lên cao, nổi dậy đấu tranh trở về ruộng vườn gần phân nửa, làm chủ nhiều xóm ấp; lực lượng chính trị, du kích phát triển khá mạnh góp phần cùng với tỉnh và miền Nam làm thất bại chiến lược chiến tranh đơn phương của Mỹ - Ngụy. 

Đây là một cái mốc quan trọng và có ý nghĩa lịch sử, chuyển phong trào cách mạng của các xã lên bước phát triển mới từ đấu tranh chính trị đơn thuần đến đấu tranh chính trị kết hợp với võ trang, sang đấu tranh chính trị với đấu tranh võ trang song song để tạo tiền đề và khả năng góp phần đánh bại chiến lược mới của đế quốc Mỹ trong thời kỳ tiếp theo…

Văn Dương lược ghi
Ý kiến của bạn
4 tháng, lượng ô tô nhập khẩu giảm 17,6% về lượng và 24,2% về giá trị 4 tháng, lượng ô tô nhập khẩu giảm 17,6% về lượng và 24,2% về giá trị

Tổng cộng lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc trong 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 44.772 chiếc với giá trị 919 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2023, con số này đã giảm 17,6% về lượng và 24,2% về giá trị.