Về thăm huyện Yên Thủy: Diện mạo mới ngày đầu năm mới

Địa phương
11:41 AM 30/03/2022

Huyện Yên Thủy nằm ở phía Bắc, vùng trung du phía Đông Nam của tỉnh Hòa Bình, cách thành phố Hòa Bình khoảng 85 km. Yên Thủy có con sông Lạng bắt nguồn từ xã Báo Hiệu và xã Hữu Lợi chảy về sông Nho Quan. Yên Thủy có tổng diện tích tự nhiên là 28.885 ha, với 11 đơn vị hành chính xã, thị trấn và 115 xóm, khu phố. Trung tâm huyện đóng tại thị trấn Hàng Trạm, là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa của huyện.

Huyện Yên Thủy nằm ở phía Bắc, vùng trung du phía Đông Nam của tỉnh Hòa Bình, cách thành phố Hòa Bình khoảng 85 km. Yên Thủy có con sông Lạng bắt nguồn từ xã Báo Hiệu và xã Hữu Lợi chảy về sông Nho Quan. Yên Thủy có tổng diện tích tự nhiên là 28.885 ha, với 11 đơn vị hành chính xã, thị trấn và 115 xóm, khu phố. Trung tâm huyện đóng tại thị trấn Hàng Trạm, là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa của huyện. 

Huyện Yên Thủy nằm ở vị trí cửa ngõ huyết mạch với Quốc lộ 12B đi qua địa bàn huyện dài 22 km, dọc 5 xã, thị trấn (Lạc Thịnh, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương, thị trấn Hàng Trạm) nối vùng Tây Bắc với Quốc lộ 1A là nơi tiếp giáp với hai vùng kinh tế lớn, và đường Hồ Chí Minh, con đường chiến lược Bắc - Nam đi qua 4 xã, thị trấn (Lạc Thịnh, Báo Hiệu, Lạc Hưng, thị trấn Hàng Trạm) đã nâng vị trí của Yên Thủy lên tầm chiến lược quan trọng về kinh tế cũng như quốc phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và vận chuyển hàng hóa.

Về thăm huyện Yên Thủy: Diện mạo mới ngày đầu năm mới  - Ảnh 1.

Trụ sở UBND huyện Yên Thủy.

Huyện Yên Thủy có 60.444 người dân, với 6 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 69,22%, dân tộc Kinh chiếm 30,6%. Các dân tộc khác chiếm 0,74%. Lực lượng lao động đông, số lao động phi nông nghiệp ngày càng gia tăng, tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm 50%. Điều này cho thấy huyện có thế mạnh về nguồn lực lao động. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Điển hình như tỷ trọng nông, lâm nghiệp giảm còn 30%, công nghiệp còn 40%, ngành dịch vụ ước đạt 40 triệu đồng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng được nâng lên.

Ông Bùi Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy chia sẻ: "Những năm qua, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 80%. Tổng giá trị ngành công nghiệp xây dựng (giá trị cố định) ước đạt 1,5 triệu đồng. Công tác quản lý nhà nước về xây dựng được tăng cường, đảm bảo đúng quy hoạch và các quy định của pháp luật. Kết cấu hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư xây dựng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ dân sinh".

Cùng với đó, tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 1,2 triệu đồng, tăng 21% so với năm trước, thực hiện dồn điền đổi thửa được trên 1,5 ha, đồng thời tổ chức quy hoạch lại hệ thống giao thông và kênh mương nội đồng. 

Đảng bộ huyện chỉ đạo chuyển đổi diện tích lúa và cây kém phát triển, vườn tạp sang trồng một số cây trồng cho giá trị kinh tế cao, một số mô hình liên kết chuỗi được xây dựng và đi vào hoạt động có hiệu quả. Giá trị trên 1 ha đất canh tác ước thực hiện đến năm 2021 đạt 52 triệu đồng. Điểm nhấn của huyện là được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng chứng nhận nhãn hiệu "bưởi Yên Thủy" và đang xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho một số sản phẩm thế mạnh của huyện như: khoai sọ, bí xanh, hành tăm...

Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển tương đối đa dạng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 13%/năm. Tổng giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ (giá cố định) đạt 1,5 triệu đồng, tăng 78% so với năm trước. Kết cấu hạ tầng thương mại được đầu tư nâng cấp. Xây dựng và triển khai Đề án Phát triển du lịch huyện Yên Thủy đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, một số hoạt động du lịch được tổ chức thường xuyên.

Hoạt động tài chính - ngân hàng ổn định. Kinh tế tập thể có nhiều khởi sắc, số hợp tác xã thành lập mới và hoạt động có hiệu quả tăng lên, đến nay đã có 62 tổ hợp tác xã. Đã hình thành mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, có sản phẩm OCOP được công nhận, ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho trên 2000 lao động, tăng 1500 lao động.

Về phát triển doanh nghiệp, đến nay trên địa bàn huyện có 113 doanh nghiệp, 96 chi nhánh, văn phòng đại diện, tổng số vốn điều lệ khoảng 1,3 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 3000 lao động, tăng 1.900 lao động so với đầu nhiệm kỳ, hàng năm các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế chiếm khoảng 35% tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn.

Về thu hút đầu tư, Yên Thủy triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư, tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh của địa phương, công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng được tập trung chỉ đạo đã góp phần thu hút đầu tư vào địa bàn huyện. Đến nay, có 22 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 7 tỷ đồng. Nhiều dự án lớn đã và đang được nghiên cứu hoàn thành thủ tục đầu tư như: Khu nghỉ dưỡng sinh thái và sản xuất nước khoáng đóng chai tại xã Ngọc Lương, Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, đô thị sinh thái, thể thao và vui chơi giải trí Yên Thủy (do Tập đoàn FLC đầu tư).

Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường được quan tâm. Công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, hoạt động có hiệu quả góp phần thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. Huyện đang triển khai xây dựng dự án đầu tư, xây dựng khu xử lý chất thải rắn bằng công nghệ thân thiện với môi trường.

Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM được nâng lên, vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng NTM được phát huy, thu nhập và đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới. Đến nay, Yên Thủy đã có 6 xã về đích NTM.

Trong việc phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, toàn huyện có hơn 1000 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Có 39 trường học, trong đó 13 trường mầm non, 9 trường tiểu học, 8 trường THCS, 5 trường tiểu học và THCS, 1 trường dân tộc nội trú THCS-THPT, 3 trường THPT, 1 trường TTGDTX-GD ngoại ngữ. Số trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn là 25/35 trường, đạt tỷ lệ 71,43%. Quy mô và chất lượng giáo dục được cải thiện rõ nét góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.

Phát triển Văn hóa - Thể thao, Du lịch và gia đình được tổ chức nhiều nội dung phong phú thiết thực. Công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được chú trọng. Các lễ hội, di sản văn hóa được quản lý bảo tồn và phục dựng. Xây dựng và triển khai đề án phát triển du lịch huyện Yên Thủy đến năm 2022 tầm nhìn đến năm 2030.

Các chương trình, dự án, chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số được triển khai thực hiện có hiệu quả, nhất là các dự án đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất và duy tu bảo dưỡng thuộc Chương trình 135, được triển khai kịp thời. Các chính sách hỗ trợ nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng khó khăn được quan tâm thực hiện. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được quản lý chặt chẽ đúng quy định của pháp luật. Các tín đồ chức sắc tôn giáo chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

An ninh chính trị, trật tự an ninh xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng được đẩy mạnh, thực hiện đồng bộ, hiệu quả, hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể được nâng lên, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của huyện.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Yên Thủy bước vào giai đoạn mới với mục tiêu: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và Đảng bộ phát huy dân chủ, đoàn kết, trí tuệ huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội phấn đấu đến năm 2025 Yên Thủy đạt huyện NTM nâng cao.

Hoàng Thanh Hải
Ý kiến của bạn