VEPR công bố 2 kịch bản GDP quý IV và năm 2024
Trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen, VEPR đã đưa ra hai kịch bản tăng trưởng cao và thấp cho quý IV và cả năm 2024.
Ngày 15/10/2024, tại tổ chức tọa đàm “Đối thoại chính sách: Phục hồi tăng trưởng - triển vọng và thách thức”, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã trình bày báo cáo "Kinh tế quý 3/2024: Phục hồi tăng trưởng - triển vọng và thách thức".
Theo TS Nguyễn Quốc Việt, trong bối cảnh thuận lợi, khó khăn và thách thức đan xen, VEPR đưa ra 2 kịch bản cao và thấp.
Với kịch bản cao, tăng trưởng sẽ quý IV sẽ đi ngang với mức 7,4%; kịch bản thấp, tăng trưởng quý IV sẽ dưới mức 7%.
Với kịch bản thấp, tốc độ tăng trưởng quý IV dưới mức 7%, kết hợp với độ lệch dự báo tăng trưởng của các tổ chức, VEPR dự báo tăng trưởng cả năm 2024 sẽ dao động mức từ 6,84% - 7%.
Theo báo cáo, GDP của Việt Nam trong 9 tháng năm 2024 tăng trưởng 6,82%, cao hơn đáng kể so với mức 4,4% cùng kỳ năm trước. Sự phục hồi mạnh mẽ của thương mại, với kim ngạch xuất khẩu là những yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế. Bên cạnh đó, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo cũng đạt mức tăng trưởng đáng kể, trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng GDP.
Từ phía tổng cung, các ngành công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò then chốt. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp 2,44 điểm phần trăm vào mức tăng GDP, trong khi ngành dịch vụ tăng trưởng 6,32%, chủ yếu nhờ vào sự hồi phục của du lịch và thương mại.
Tình hình lạm phát được kiểm soát tốt, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong quý III/2024 chỉ tăng 3,48%, thấp hơn so với nửa đầu năm. Ngoài ra, tỷ giá USD/VND dự kiến chỉ tăng khoảng 1,3 - 1,7% trong cả năm, giúp giảm áp lực chi phí nhập khẩu và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, cũng theo VEPR, Việt Nam vẫn đối diện với nhiều thách thức đến từ nhu cầu tiêu dùng nội địa, việc giải ngân đầu tư công chậm và biến động địa chính trị và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc.
VEPR nhận định, những thách thức đối với GDP Việt Nam đòi hỏi sự điều hành chính sách linh hoạt và hiệu quả để duy trì đà phục hồi kinh tế của đất nước. Có thể thấy rằng, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam so với dự báo của tổ chức thấp nhất thường có mức chênh lệch là 0,5%-1%.
Để đạt được con số cao nhất là 7%, Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách vĩ mô và cải cách, đồng thời tháo gỡ những điểm nghẽn về đầu tư công và môi trường kinh doanh.
Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2, năm 2024 tiếp tục được tổ chức với chủ để "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ được tổ chức trong 4 ngày, dự kiến từ ngày 26/12/2024 đến hết ngày 29/12/2024, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh.