VEPR: Tăng trưởng của Việt Nam năm 2024 ở mức cận dưới mục tiêu là 6%

Diễn đàn
03:53 PM 17/05/2024

Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VERP) nhận định, tăng trưởng của Việt Nam năm 2024 ở mức cận dưới mục tiêu là 6%. Thậm chí có những rủi ro, khó khăn đã vạch ra nhưng có diễn biến phức tạp hơn, có thể chỉ đạt 5,5% như dự báo của WB.

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), tổ chức Toạ đàm: Đối thoại chính sách: Ổn định thị trường vàng, giữ vững vĩ mô, tạo đà phục hồi trong bối cảnh thế giới bất định”.

Báo cáo quý I “Triển vọng kinh tế Việt Nam 2024: Giữ vững vĩ mô, phục hồi tăng trưởng”, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng VEPR cho biết, nhìn lại những con số kinh tế gần 5 tháng qua cho thấy nền kinh tế đang chứng kiến sự phục hồi khi thị trường xuất khẩu có nhiều khởi sắc, đơn hàng doanh nghiệp tăng.

Về kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm, báo cáo của VEPR tập trung đánh giá một số điểm nổi bật, nền kinh tế đang chứng kiến sự phục hồi của xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đáng chú ý, Việt Nam duy trì thặng dư thương mại 8 năm liên tiếp, với kim ngạch xuất khẩu đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước, nền kinh tế duy trì xuất siêu 8,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm.

VEPR: Tăng trưởng của Việt Nam năm 2024 ở mức cận dưới mục tiêu là 6%- Ảnh 1.

Các chuyên gia thảo luận về Báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2024. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, xu thế chưa thực sự bền vững và còn nhiều rủi ro bất định phía trước. Trong đó, công nghiệp phục hồi chưa ổn định; tiêu dùng nội địa còn yếu; các doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao gấp 1,5 lần số doanh nghiệp thành lập mới.

Tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 10 năm qua, từ đó, cho thấy cần tiếp tục có các biện pháp mạnh mẽ để hỗ trợ doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, VEPR cho rằng, kinh tế Việt Nam sẽ phải đối diện với các thách thức như trì hoãn cắt giảm lãi suất của Fed làm giảm xuất khẩu và đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam; xung đột địa chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp và kéo dài, ảnh hưởng đến xuất, nhập khẩu và sản xuất của Việt Nam; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về thị trường, về nhân lực, công nghệ và vốn; biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn; áp lực lạm phát tăng do xu hướng lạm phát trên thế giới vẫn cao.

Với những rủi ro trên, nhóm nghiên cứu của VERP khá thận trọng trong dự báo tăng trưởng kinh tế. “VEPR nhận định tăng trưởng của Việt Nam năm 2024 ở mức cận dưới mục tiêu là 6%. Thậm chí có những rủi ro, khó khăn đã vạch ra nhưng có diễn biến phức tạp hơn, có thể chỉ đạt 5,5% như dự báo của WB”, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách chia sẻ quan điểm của nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này thời gian tới cần những giải pháp tổng thể để kích cầu tăng trưởng.

Để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia khuyến nghị cần tăng cường giải ngân vốn đầu tư công; Tháo gỡ khó khăn, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp.

Đáng lưu ý, do động lực tiêu dùng nội địa còn yếu, các chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục giảm thuế VAT trong năm 2024 và cân nhắc mở rộng thêm đối tượng áp dụng.

Bên cạnh đó, cần có thêm chương trình và chính sách kích cầu tiêu dùng cụ thể theo hướng hỗ trợ trực tiếp người tiêu dùng thanh toán chi phí mua sản phẩm/dịch vụ, nhất là để định hướng tiêu dùng theo các xu hướng tiêu dùng xanh, sạch, bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện cam kết Net Zero vào năm 2050.

Thúc đẩy đa dạng hóa các kênh dẫn vốn và đầu tư ngoài tín dụng ngân hàng, thông qua việc nâng cao hiệu quả và tính minh bạch thị trường cổ phiếu, trái phiếu, các kênh dẫn vốn khác gắn với tín dụng xanh, chuyển dịch năng lượng công bằng, cho thuê tài chính… cũng là những khuyến nghị chính sách quan trọng khác. 

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.