Vì sao Chỉ số Cơ sở hạ tầng không được đưa vào tính PCI?

Đầu tư và Tiếp thị
02:00 PM 15/04/2021

Do vấn đề liên quan đến thẩm quyền quyết định của chính quyền tỉnh, thành phố, chỉ số cơ sở hạ tầng không được đưa vào để tính toán PCI.

Theo báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, kết hợp thông tin về chất lượng cơ sở hạ tầng tại tỉnh, thành phố doanh nghiệp đang hoạt động, cùng với những dữ liệu thống kê của các cơ quan nhà nước, báo cáo PCI 2020 tiếp tục xây dựng Chỉ số Cơ sở hạ tầng.

Đáng chú ý, chỉ số này không được đưa vào để tính toán Chỉ số PCI, bởi những quyết sách lớn liên quan tới phát triển cơ sở hạ tầng phần lớn nằm ngoài thẩm quyền quyết định của chính quyền tỉnh, thành phố.

Theo đó, Chỉ số hạ tầng hợp thành bởi 4 chỉ số thành phần, phản ánh chất lượng 4 lĩnh vực hạ tầng cơ bản liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là: các khu, cụm công nghiệp; đường sá giao thông; các dịch vụ tiện ích cơ bản về viễn thông, năng lượng; tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin.

Vì sao Chỉ số Cơ sở hạ tầng không được đưa vào tính PCI? - Ảnh 1.

Chỉ số Cơ sở hạ tầng năm 2020

Kết quả Chỉ số Cơ sở hạ tầng 2020 nêu rõ, 3 tỉnh đứng đầu Chỉ số Cơ sở hạ tầng năm nay là Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đà Nẵng. Đây vẫn là những tỉnh có thế mạnh về cơ sở hạ tầng trong nhiều năm điều tra PCI.

Chất lượng cơ sở hạ tầng PCI 2020 tiếp tục ghi nhận ở mức cao, với điểm số tỉnh trung vị đạt mức 67,41 điểm. Mặc dù giảm khoảng 1 điểm so với năm trước nhưng điểm số Chỉ số Cơ sở hạ tầng tỉnh trung vị trong Điều tra năm 2020 vẫn cao thứ 2 kể từ năm 2009 khi Báo cáo PCI bắt đầu xây dựng và công bố chỉ số này.

Nhìn chung, PCI 2020 tiếp tục ghi nhận mối quan hệ tương quan thuận giữa chất lượng điều hành kinh tế và cơ sở hạ tầng tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Nói cách khác, những địa phương được doanh nghiệp đánh giá cao hơn về chất lượng điều hành thường là những nơi có chất lượng cơ sở hạ tầng tốt hơn.

Hà Trần
Ý kiến của bạn
Thu nhập người dân Đông Nam Bộ cao nhất cả nước Thu nhập người dân Đông Nam Bộ cao nhất cả nước

Trong 6 vùng trên cả nước thì Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất, đạt khoảng 6,3 triệu đồng/tháng; vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là Trung du miền núi phía Bắc, đạt 3,1 triệu đồng/tháng.