Vì sao khi nhân viên Coca Cola đánh cắp công thức bí mật gạ bán, Pepsi không những không mua mà còn đi báo cảnh sát?
Pha xử lý chứng tỏ đẳng cấp kinh doanh thiên tài của Pepsi.
Có một câu chuyện khá kỳ lạ xảy ra vào khoảng năm 2005 như sau. Một số nhân viên của Coca Cola bị phát hiện đang cố bán công thức sản xuất bí mật của tập đoàn cho đối thủ Pepsi. Tuy nhiên, trái với những gì mọi người suy đoán, Pepsi không những không trả tiền để mua về công thức này mà họ còn giao nộp những tay này cho nhà chức trách và hợp tác trong một chiến dịch gài bẫy dàn dựng công phu.
Liệu có phải các nhà điều hành ở Pepsi đã từ chối cơ hội "nghìn năm có một" để kiếm được lợi nhuận lớn từ tổn thất của Coca Cola hay không?
Câu trả lời có lẽ là không!
Giả sử Pepsi biết công thức bí mật của Coca Cola và công bố nó để bất kỳ ai cũng có thể làm đồ uống có vị giống Coca Cola. Tác động sẽ là giá bán Coca Cola giảm mạnh (dù có thể nó không giảm đến mức giá của các loại Coca Cola "nhái").
Đây rõ ràng là chuyện tồi tệ đối với Coca Cola. Và nó cũng là chuyện tồi tệ với cả Pepsi. Lý do là bởi giá Coca Cola lúc này đã rẻ hơn nhiều nên mọi người sẽ chuyển từ Pepsi sang Coca Cola. Lợi nhuận của Pepsi có thể sẽ giảm.
Do vậy, nếu Pepsi có được công thức bí mật của Coca Cola, họ sẽ không muốn đưa nó cho ai khác. Vậy sẽ ra sao nếu họ giữ nó cho riêng mình và làm ra thứ đồ uống riêng có vị hệt như của Coca Cola?
Nếu Pepsi có thể thực sự thuyết phục được mọi người tin rằng đồ uống của họ giống hệt Coca Cola thì khi đó phiên bản Coca Cola do Pepsi làm và Coca Cola thật sẽ trở thành cái mà các nhà kinh tế gọi là "Sản phẩm thay thế hoàn hảo".
Khi hai hàng hoá về cơ bản có thể thay thế được cho nhau trong suy nghĩ của người tiêu dùng, cuộc cạnh tranh giá sẽ trở nên khốc liệt và lợi nhuận sẽ rất thấp. Cả Coca Cola lẫn Pepsi đều chẳng được lợi lộc gì từ việc này cả.
Khi giá Coca Cola giảm, người tiêu dùng sẽ đổi từ Pepsi gốc sang Coca Cola hoặc Coca Cola do Pepsi làm. Bất kể thế nào, loại đồ uống này sẽ mang về lợi nhuận thấp hơn nhiều so với Pepsi gốc.
Rốt cuộc, công việc kinh doanh của cả Coca Cola và Pepsi rất có thể sẽ đi xuống nếu Pepsi có được công thức bí mật của Coca Cola và làm gì đó với công thức này.
Trở lại với câu chuyện ban đầu, nhiều người có thể đánh giá các lãnh đạo của Pepsi đã hành động có đạo đức và đáng khen khi giao những kẻ bị tình nghi ăn cắp bí quyết của Coca Cola cho nhà chức trách.
Nhưng, nếu vận dụng lý giải kể trên, bạn sẽ chợt nhận ra, thực tế hành động của các lãnh đạo Pepsi chứng tỏ họ là những nhà kinh doanh đại tài!
* Bài viết có sử dụng tư liệu trong cuốn sách "Khi nào cướp nhà băng, Những nhà kinh tế học hài hước nhìn thế giới như thế nào?" của Steven D. Levitt và Stephen J. Dubner.
Phương LinhNgày 18/12, Diễn đàn Chuỗi Phân phối LNG Toàn cầu và Vị thế của Việt Nam do Tạp chí Năng lượng Sạch Việt Nam phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương - Bộ Công Thương tổ chức thu hút sự tham gia của các chuyên gia quốc tế, cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế, và doanh nghiệp đầu ngành.