Vì sao nhà đầu tư không nên quá tin vào 'doanh thu và lợi nhuận tăng' trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp?
Liệu các nhà đầu tư chỉ cần dựa vào lợi nhuận trên các bản báo cáo tài chính doanh nghiệp và đưa ra quyết định mua cổ phiếu?
Ông Yuichiro Itakura, một nhà tư vấn, đầu tư mạo hiểm, đồng thời giảng dạy kinh tế tại các trường đại học từng viết, về cơ bản, "doanh thu và lợi nhuận tăng" chỉ là "doanh số", "lợi nhuận bán hàng" hay "lợi nhuận sau thuế" trên sổ sách thống kê của doanh nghiệp, biểu hiện cho việc những con số này có khuynh hướng đi lên trong một vài kỳ. Tất nhiên, đây là một việc rất đáng mừng, nhưng nếu chỉ có vậy thì nhà đầu tư không thể biết được liệu công ty này có thực sự "ăn nên làm ra" hay không.
Bởi vì lợi nhuận trên báo cáo thống kê không hề thể hiện chính xác kết quả kinh doanh trên thực tế, ông nhận định.
Một người bình thường khi chi tiêu trong cuộc sống hằng ngày đa phần sẽ trả tiền, đồng thời nhận sản phẩm. Thế nhưng, khi giao dịch với doanh nghiệp, lại hiếm khi nào "tiền trao cháo múc".
Lấy ví dụ, trường hợp nhận nguyên liệu giá gốc là 10 nghìn đồng, nhưng chưa trả tiền, thì về mặt kế toán, khi coi 10 nghìn đồng nguyên liệu là tài sản, thì đồng thời có một "hợp đồng trả sau" sinh ra, một "khoản nợ bắt buộc phải trả vào một lúc nào đó".
Tóm lại, trong khi dòng tiền không được sinh ra, thì những con số kế toán lại thay đổi.
Mặt khác, công ty dùng nguyên liệu trên để làm ra thành phẩm, rồi bán với giá 20 nghìn đồng. Trường hợp bán cho khách hàng khiến tài sản trong kho bị giảm đi, nhưng lại "bán chịu" với suy nghĩ đây là "tài sản mà khách hàng chắc chắn sẽ trả tiền vào một lúc nào đó", điều này cũng được tính vào sổ sách.
Nhìn chung, thời gian càng trôi đi, tiền trả cho việc "mua chịu" và tiền nhận được sau khi "bán chịu" sẽ được tính toán hết trong giao dịch, nhưng trong báo cáo tài chính của công ty, thực tế thì số tiền chưa hề nhận được khi "bán chịu" cũng vẫn được tính vào lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nếu nhìn thoáng qua, trông cũng chẳng có vấn đề gì. Nhưng nếu số tiền đáng ra công ty sẽ nhận được từ việc "bán chịu", mặc dù đến kỳ hạn mà khách hàng vẫn không hề trả tiền, thì dù trên sổ sách công ty đang có lãi, nhưng sự thật lại chưa thu được một đồng nào. Lúc này, thực tế là doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ.
Ông Yuichiro nhấn mạnh, hình thức này khi được vận hành bởi những người làm ăn thiếu trung thực thì có thể khiến cho mức "lợi nhuận" (nếu chỉ nhìn qua từ bên ngoài) được thổi phồng đến không tưởng. Ví dụ, công ty chỉ cần quyết định bán sản phẩm cho khách hàng, thế là cuộc giao dịch này được tính thành "bán chịu".
Hiện nay, các nhà đầu tư đã có thể kiểm tra được sự "ra vào" dòng tiền của doanh nghiệp một cách dễ dàng, nhờ vào nghĩa vụ pháp luật phải trình "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ" được áp dụng. "Dù là bất cứ lúc nào, hãy luôn chú ý những doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận tăng, trong khi chỉ số ra vào dòng tiền lại luôn bị âm", ông Yuichiro lưu ý.
Vị doanh nhân kết luận, nếu chẳng may nhà đầu tư phát hiện ra một công ty như vậy, hãy cứ nhìn vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ hiểu được nguyên nhân vì sao. Những doanh nghiệp có tỷ lệ "bán chịu" chiếm phần nhiều trên tổng số tài sản, thì cần được đặc biệt lưu ý.
Tiêu TươngNăm 2024, tiền lương, thu nhập của người lao động tăng, thu nhập bình quân của người lao động hưởng lương đạt khoảng 8,5 triệu đồng/tháng, tăng 1,9 triệu đồng so với năm 2020, đời sống của người lao động có sự cải thiện.