Vì sao rút BHXH 1 lần vào đầu năm không có tiền trượt giá?
Vì sao người lao động rút bảo hiểm xã hội vào đầu năm lại chưa nhận được tiền trượt giá? Liệu người lao động có mất luôn số tiền này?
Thời gian áp dụng hệ số trượt giá BHXH của từng năm
Hệ số trượt giá hay cũng chính là mức điều chỉnh tiền lương hoặc thu nhập tháng đã đóng BHXH, được sinh ra nhằm tạo sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước.
Căn cứ Điều 1 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, hệ số trượt giá BHXH năm 2022 được áp dụng như sau:
Điều 1. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:
a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/12/2022.
b) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/12/2022.
2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/12/2022.
Theo quy định trên, nếu thuộc một trong 3 nhóm đối tượng được đề cập mà rút BHXH 1 lần trong thời gian từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022 thì sẽ được áp dụng hệ số trượt giá tại Thông tư 36.
Như vậy, thời gian áp dụng hệ số trượt giá BHXH sẽ được tính từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch. Do đó người lao động rút BHXH 1 lần trong năm nào thì sẽ được áp dụng hệ số trượt giá của năm đó.
Vì sao rút BHXH 1 lần vào đầu năm không có tiền trượt giá?
Theo Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ công bố một mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH mới, được tính toán trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm.
Mặc dù Thông tư quy định về hệ số trượt giá thường được công bố vào cuối năm trước nhưng thời điểm có hiệu lực của những thông tư này thường rơi vào khoảng tháng 2 của năm áp dụng.
Điển hình như Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH được ban hành vào ngày 31/12/2021 quy định về hệ số trượt giá áp dụng cho năm 2022, nhưng hiệu lực của nó lại từ ngày 20/2/2022.
Do văn bản chưa có hiệu lực và chưa có công văn hướng dẫn thực hiện nên những trường hợp nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần trong thời gian Thông tư quy định về hệ số trượt giá mới chưa có hiệu lực thì tạm thời chưa được tính tiền trượt giá.
Tuy nhiên chưa nhận tiền trượt giá không có nghĩa là người lao động sẽ mất luôn số tiền này, vì bất kì ai khi rút BHXH 1 lần cũng đều được nhận tiền trượt giá.
Khi hệ số trượt giá mới được cập nhật, cơ quan BHXH sẽ thực hiện chi trả bù cho người lao động phần tiền này.
Làm thế nào để được nhận bù tiền trượt giá BHXH?
Hiện chưa có văn bản thống nhất về cách thức chi trả tiền trượt giá bổ sung. Thực tế, mỗi cơ quan BHXH lại thực hiện việc chi trả theo các hình thức khác nhau. Mặc dù vậy, người lao động có thể tham khảo một trong 02 cách sau đây để nhận bù tiền trượt giá BHXH sớm nhất.
Cách 1: Chờ cơ quan BHXH liên hệ
Khi có công văn hướng dẫn về việc áp dụng có hệ số trượt giá BHXH mới, cơ quan BHXH sẽ tự tính thêm và liên hệ với người lao động để trả tiền.
- Nhận tiền mặt: Đến trực tiếp cơ quan BHXH để nhận tiền trượt giá.
- Nhận tiền qua tài khoản ngân hàng: Cơ quan BHXH chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản mà người lao động đã đăng ký.
Cách 2: Đến cơ quan BHXH để hỏi về tiền trượt giá
Để không phải chờ đợi quá lâu, người lao động có thể tự đến cơ quan BHXH để hỏi về tiền trượt giá BHXH của mình.
Người lao động nên mang các giấy tờ:
Quyết định về việc hưởng BHXH 1 lần (Mẫu số 07B-HSB).
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân bản chính để xuất trình.
Hà TrầnTheo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng lượng tiền gửi của cả dân cư và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại thời điểm tháng 8 vào ngân hàng thương mại đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với hơn 13.763.230 tỷ đồng.