Vì sao tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ công chưa tương xứng với tình hình thực tế
Người dân sử dụng dịch vụ công trong lĩnh vực cư trú, cấp, quản lý căn cước công dân được Bộ Công an nhận định chưa tương xứng với tình hình thực tế do chưa biết, chưa được tuyên truyền về các thuận lợi, tiện ích khi sử dụng trên cổng dịch vụ công.
- TP Hà Nội: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn trên Cổng dịch vụ công thành phố đạt 90%
- Bí kíp ngồi nhà thanh toán dịch vụ công mùa dịch
- DN khối sản xuất và Dịch vụ công nghiệp đang tập hợp ý kiến về 2 nhóm giải pháp "cấp cứu khẩn cấp"
- Sau xe trong nước, đến lượt xe nhập khẩu được cấp đăng ký qua Cổng Dịch vụ công quốc gia
Mới đây, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị Giao ban Tổ công tác của Chính phủ thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06/CP).
Trung tướng Tô Văn Huệ, Cục trưởng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) cho biết, từ sau Hội nghị của Chính phủ triển khai Đề án (ngày 18/1/2022) đến nay, công tác chỉ đạo triển khai Đề án được thực hiện quyết liệt. Trong đó, cơ quan thường trực, bộ phận giúp việc tổ công tác (Bộ Công an - C06, V01), 100% cán bộ làm việc “xuyên Tết” để triển khai thực hiện các nhiệm vụ...
Về kết quả phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư; định danh và xác thực điện tử phục vụ 5 nhóm tiện ích, Trung tướng Tô Văn Huệ cho biết: Tính đến ngày 16/2/2022, số thủ tục hành chính đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia là 3.523 thủ tục.
Trong đó, bộ, ngành có tổng dịch vụ công nhiều nhất là: Bộ Tài chính (271 dịch vụ), Bộ Giao thông vận tải (207 dịch vụ); Bộ Y tế (164 dịch vụ). Bộ ngành có tổng số dịch vụ công ít nhất là Ngân hàng nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tòa án nhân dân.
Đánh giá kết quả bước đầu triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực cư trú khi Đề án được ban hành, Trung tướng Tô Văn Huệ cho biết thêm, tính từ ngày 1/7/2021 đến 15/2/2022, tổng số hồ sơ tiếp nhận trên 196 nghìn hồ sơ.
Tổng số hồ sơ đã trả kết quả cho công dân trên 191 triệu hồ sơ, tương ứng tỷ lệ 97,63% (trong đó: đăng ký thường trú trên 7.800 hồ sơ, đăng ký tạm trú trên 4.300 hồ sơ, khai báo tạm vắng 502 hồ sơ; thông báo lưu trú trên 179.000 hồ sơ).
Về kết quả thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến triển khai cung cấp dịch vụ công theo chức năng Bộ Công an, đến nay đã hoàn hành xây dựng 4/11 dịch vụ. Trong đó, xác nhận số chứng minh nhân dân khi đã cấp thẻ căn cước công dân; cấp lại, đổi thẻ căn cước công dân...
Cùng với đó, đã tích hợp, sẵn sàng thực hiện việc thu tiền nộp phạt trên Cổng dịch vụ quốc gia với thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm giao thông đường bộ qua thiết bị ghi hình…
Tại hội nghị, Bộ Công an đánh giá: Tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trong lĩnh vực cư trú, cấp và quản lý căn cước công dân chưa tương xứng với tình hình thực tế.
Theo Trung tướng Tô Văn Huệ, nguyên nhân do người dân chưa biết, chưa được tuyên truyền về các thuận lợi, tiện ích khi sử dụng trên cổng dịch vụ công; do thói quen của người dân và yêu cầu của đơn vị có liên quan yêu cầu công dân phải xuất trình giấy tờ, thủ tục bản giấy, chưa chấp nhận các kết quả giải quyết môi trường điện tử.
Bộ Công an đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ nghiên cứu các giải pháp thanh toán trực tuyến khi thực hiện dịch vụ công. Tuy nhiên, việc hoàn tiền đối với dịch vụ công không thực hiện được còn gặp nhiều khó khăn…
Hiện việc triển khai Đề án 06/CP vẫn còn một số hạn chế: Việc xây dựng Kế hoạch triển khai đề án của một số Bộ, ban, ngành và địa phương còn chậm, chưa thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Việc kết nối thực hiện tích hợp thẻ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vào thẻ căn cước công dân gắn chip và ứng dụng VNEID đã thực hiện tích hợp và thử nghiệm xong. Tuy nhiên, Bộ Y tế chưa có quy trình, văn bản hướng dẫn việc sử dụng thẻ này trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Một số địa phương như TP.HCM tiếp tục ban hành thẻ Bảo hiểm y tế, nguy cơ lãng phí tài sản.
Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị các bộ, ngành thành viên tổ công tác cần nêu gương trong xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Bộ trưởng cũng đề nghị Thành viên Tổ công tác thuộc Văn phòng Chính phủ tiếp tục đôn đốc các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai đề án và thành lập tổ công tác thực hiện Đề án theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
HM (T/h)Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.