Vị thế giày thể thao trong ngành xa xỉ phẩm

Quốc tế
10:38 AM 24/08/2022

Giày thể thao từng được coi như một mặt hàng giá rẻ, được sử dụng hàng ngày. Giờ đây, chúng được xếp vào danh sách những món đồ xa xỉ, được bán với giá hàng nghìn USD.

Thế nhưng không phải tất cả giày thể thao đều được săn đón. Chỉ những đôi giày phiên bản giới hạn tới từ thương hiệu lớn như Balenciaga, Nike, Gucci hay Off-White... mới được giới mộ điệu, nhóm người siêu giàu ưa chuộng.

Vị thế giày thể thao trong ngành xa xỉ phẩm - Ảnh 1.

Giày thể thao đang dần khẳng định vị thế trong lĩnh vực thời trang xa xỉ. Ảnh: Shutter Stock

Trong khi túi xách xa xỉ là một chủ đề bất tận với phụ nữ, nam giới đang tích cực thảo luận về giày thể thao. Giày thể thao đang dần trở thành đề tài nói chuyện của các nhà đầu tư, CEO... Họ thường thảo luận về thương hiệu, mức độ hiếm và màu sắc của đôi giày. Việc lựa chọn đúng nhãn hiệu, kiểu dáng và họa tiết đặc trưng nói lên chuyên môn của chủ sở hữu chúng.

Trước đây, Nike bán đôi Air Force 1 với giá 150 USD. Các nhà sưu tầm dự báo đôi giày sẽ nhanh chóng nổi tiếng và tăng giá. Và đúng như vậy, hiện tại, nhiều đôi giày của Nike đang có giá hàng nghìn USD.

Khi Louis Vuitton tung ra mẫu giày hợp tác với Nike, thiết kế này được bán đấu giá tại Sotheby's với mức giá cao nhất từ trước tới nay. Có 200 đôi giày được đưa ra đấu giá, đa số đều được bán với giá trên 100.000 USD. Giá cao nhất đạt mức 358.000 USD.

Trước đây, giày thể thao được coi như một biểu tượng của văn hóa đường phố. Các mẫu giày thường có mức giá rẻ. Ngoài ra, giày thể thao lại có thể kết hợp với đa dạng trang phục nên khá được ưa chuộng. Hơn nữa, các vận động viên, rapper... cũng giúp giày thể thao thêm phổ biến. Giày thể thao nhờ đó xuất hiện ở khắp mọi nơi. Đồng thời, văn hóa giày thể thao dần phủ sóng mạnh mẽ ở Thượng Hải (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Los Angeles, New York (Mỹ)...

Vị thế giày thể thao trong ngành xa xỉ phẩm - Ảnh 2.

Nhiều đôi giày được bán với giá hàng nghìn USD. Ảnh: Sotheby's

Trong 5 năm, các thương hiệu nổi tiếng như Hermès, Balenciaga, Bottega Veneta, Gucci, Dior... đã đầu tư vào giày thể thao. Họ cho ra mắt nhiều sản phẩm có kiểu dáng thời thượng, với mức giá hơn 1.000 USD.

Việc mức giá tăng 50-150 USD lên gấp hàng chục lần và hơn thế đã cho thấy sự thay đổi trong vị thế của giày thể thao trong ngành xa xỉ phẩm hiện nay.

Sự phát triển nhanh chóng về giá trị mà giày thể thao tạo ra cho thấy mọi mặt hàng đều có thể trở thành hàng hóa đắt tiền. Việc một sản phẩm giá rẻ trong quá khứ không có nghĩa nó không thể tăng cao trong tương lai.

Vị thế giày thể thao trong ngành xa xỉ phẩm - Ảnh 3.

Dior x Air Jordan được bán lẻ ở mức 2.000 USD cho phiên bản cổ điển và 2.200 USD cho phiên bản cao cấp. Ảnh: Dior

Trên thực tế, nhiều sản phẩm của các thương hiệu đắt tiền đang bị định giá quá thấp. Giá của hàng xa xỉ rất khó để đo lường theo cách truyền thống bởi nó chủ yếu xuất phát từ trực giác chủ quan. Trong đó, ALV (Giá trị gia tăng xa xỉ - PV) là yếu tố vô hình đóng vai trò chính tạo nên giá trị sản phẩm.

Giày thể thao hiện nay như đại diện cho một công cụ đo lường giá trị. Nó thể hiện được cơ hội về giá trị của một thương hiệu.

Minh An (Theo Jing Daily)
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.