Vị thế mới cho thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế
Doanh nghiệp Việt đã và đang từng bước khẳng định vị thế riêng trên thị trường quốc tế, đưa những sản phẩm của Việt Nam đến với người tiêu dùng toàn cầu. Tuy nhiên, đây vẫn là một hành trình dài, đầy thách thức đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ của doanh nghiệp để có thể cạnh tranh với các thương hiệu tầm cỡ.
Thời gian vừa qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang nhiều thị trường nước ngoài đã có tăng trưởng ấn tượng. Một số sản phẩm trong lĩnh vực F&B đã thành công đi ra nước ngoài bằng thương hiệu riêng mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu hàng hoá mang thương hiệu "Made in Vietnam" ra thị trường thế giới. Đây là dấu hiệu cho thấy các thương hiệu Việt đã tích lũy đủ giá trị, tối ưu được lợi thế sau nhiều năm cạnh tranh cùng các thương hiệu toàn cầu tại chính thị trường nội địa. Trong đó nổi bật là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nước giải khát với chiến lược "go global" của mình.
Ra thế giới với một vị thế mới
Trong khoảng gần 2 thập niên qua, thị trường nước giải khát Việt luôn xuất hiện những cuộc đua tranh quyết liệt giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nếu doanh nghiệp ngoại chiếm ưu thế trong mảng nước giải khát có gas, thì doanh nghiệp nội bằng việc tìm ra ngách sản phẩm nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên, có lợi cho sức khỏe. Việc cạnh tranh tốt bằng sự khác biệt ở trong nước có thể giúp các doanh nghiệp nội hướng tới các thị trường quốc tế với vị thế mới thông qua các sản phẩm đầu cuối tối ưu.
Trước đây, dù nắm rất nhiều lợi thế về vùng nguyên liệu nhóm ngành này của Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu là xuất thô. Ví dụ như sản phẩm trà của Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu khi có mặt tại 74 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời cũng đứng thứ 7 về trữ lượng sản xuất. Tuy nhiên, khoảng 90% sản lượng trà xuất khẩu vẫn ở dạng thô, giá bán thấp và được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu, xuất khẩu trà dưới dạng thành phẩm có thương hiệu còn rất hạn chế.
Ở góc độ xúc tiến thương mại, bà Trịnh Huyền Mai, Phó Trưởng phòng Chính sách Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, trong nền kinh tế hiện đại và có nhiều biến đổi như hiện nay thì việc xây dựng thương hiệu là rất quan trọng. Cụ thể, quốc gia có càng nhiều thương hiệu chiếm lĩnh thị trường thế giới thì vị thế kinh tế của quốc gia đó càng cao, nhất là trong bối cảnh tự do thương mại toàn cầu ngày nay.
Để có thể xuất khẩu bằng thương hiệu của chính mình, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực nước giải khát đã có những bước đầu tư bài bản, đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường, xây dựng vùng nguyên liệu bền vững... Trong đó có thể kể đến hành trình của Tập đoàn Tân Hiệp Phát khi đưa sản phẩm chinh phục nhiều thị trường trên thế giới đã có bước đầu thành công.
Tính đến nay sản phẩm của Tân Hiệp Phát đã xuất đi hơn 20 nước và được sự đón nhận của người tiêu dùng ngay cả ở những thị trường khó tính như như EU hay Mỹ. Đây là những tín hiệu khả quan trong hành trình đưa xuất khẩu Việt Nam theo hướng bền vững, khẳng định vị thế của các thương hiệu Việt tại các thị trường quốc tế.
Việc các sản phẩm Việt như Tân Hiệp Phát khẳng định được mình trên thị trường thế giới phần nào thúc đẩy giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam gia tăng trên bảng xếp hạng toàn cầu. Báo cáo của Tổ chức định giá thương hiệu quốc gia có trụ sở tại Anh Brand Finance cho thấy, nếu như năm 2016, thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 141 tỉ USD, thì đến năm 2021 đạt 388 tỉ USD, đến năm 2022 đạt giá trị lên đến 431 tỉ USD.
Đi đường dài cần sự chủ động và linh hoạt
Với nhiều nỗ lực, doanh nghiệp Việt đã và đang từng bước khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, đưa những sản phẩm của Việt Nam đến với người tiêu dùng toàn cầu. Nhưng để thương hiệu thuần Việt hiện diện trên các kệ hàng quốc tế không phải là câu chuyện một sớm một chiều mà là cả một hành trình dài xây dựng nền tảng vững chắc tại thị trường nội địa. Việc bước chân ra thế giới là quá trình kiến tạo vị thế mới cho thương hiệu qua các sản phẩm chất lượng cùng với sự chủ động và linh hoạt trong đầu tư lẫn tư duy phát triển.
Câu chuyện Tập đoàn Tân Hiệp Phát đứng ngang hàng các thương hiệu lớn trong lĩnh vực nước giải khát toàn cầu tại Việt Nam trong hàng chục năm nay cũng cho thấy được tư duy phát triển sản phẩm khác biệt. Dù áp lực cạnh tranh rất lớn đến từ các đối thủ ngoại nhưng Tân Hiệp Phát đã nắm bắt được xu hướng của người dùng hiện đại, lựa chọn dòng sản phẩm nước giải khát có lợi cho sức khỏe.
Đây cũng chính là sứ mệnh mà Tân Hiệp Phát đã kiên định theo đuổi ngay từ ngày đầu thành lập. Trong đó, tập trung sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng với mùi vị thích hợp và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời thỏa mãn nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng để trở thành đối tác được ưa chuộng hơn trong kinh doanh. Đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tư duy sản phẩm có sức cạnh tranh đặc biệt và tạo nền tảng vững chắc cho hành trình vươn ra thế giới.
Nếu sự linh hoạt và lợi thế bản địa giúp doanh nghiệp Việt cạnh tranh tốt ở thị trường trong nước thì sự chủ động về đầu tư công nghệ sản xuất ngay từ đầu chính là nền tảng giúp doanh nghiệp có nội lực tốt để đi đường dài. Nhất là trong bối cảnh cạnh tranh với các công ty đa quốc gia thì yếu tố công nghệ là yếu tố cần thiết mà các doanh nghiệp phải xác định đầu tư sớm.
Tân Hiệp Phát có thể được xem là đơn vị tiên phong trong xu hướng đầu tư công nghệ để gia tăng vị thế. Ngay từ những năm đầu hoạt động doanh nghiệp đã quyết tâm đầu tư vào công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic để chuẩn hóa quy trình sản xuất ngay từ đầu. Đây là công nghệ được đánh giá là phát minh của thế kỷ 21, nổi bật với đặc tính vô trùng.
Hiện nay Tân Hiệp Phát sở hữu tới 12 dây chuyền Aseptic tại khắp các nhà máy, những sản phẩm mang thương hiệu quốc gia phổ biến khắp Việt Nam như Trà Thanh nhiệt Dr Thanh, Trà xanh Không độ hay Number 1 được sản xuất trên các dây chuyền vô trùng này. Với công nghệ Aseptic, nguyên liệu sẽ được kiểm soát chặt chẽ chất lượng, sau đó được đưa vào bồn trích ly lấy các dưỡng chất.
Điểm đột phá của công nghệ chiết lạnh Aseptic là dung dịch sản phẩm không chỉ được siêu thanh trùng UHT mà tại khâu chiết rót, đóng nắp, đặc tính vô trùng được nâng gấp 5 lần qua các yếu tố: chai tiệt trùng, nắp tiệt trùng, nước tiệt trùng. Quy trình này giúp các sản phẩm giữ lại được nhiều hàm lượng dưỡng chất tốt cho sức khỏe; đồng thời giúp sản phẩm giữ được màu sắc và mùi vị tự nhiên, tinh khiết, không chứa chất bảo quản.
Theo lãnh đạo doanh nghiệp nhìn nhận, giá trị quan trọng nhất với một công ty sản xuất hàng tiêu dùng, là tích lũy tri thức trong sản phẩm. Vì vậy doanh nghiêp muốn làm các sản phẩm trên nền tảng nghiên cứu tốt nhất cho sức khỏe người tiêu dùng.
Để tạo lợi thế cạnh tranh nội địa và hơn hết là vươn ra các thị trường quốc tế, doanh nghiệp không chỉ nắm bắt tốt xu hướng, thị hiếu mà còn cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật. Trong tiến trình phát triển, Tân Hiệp Phát luôn áp dụng những hệ thống quản lý chất lượng khắt khe nhất nhằm mang lại những sản phẩm tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng đồng thời góp phần bảo vệ môi trường như Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, Hệ thống Quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015, Hệ thống Quản lý Vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP…
Với chủ trương nhất quán trong việc ưu tiên việc sử dụng các nguyên liệu trong nước, Tân Hiệp Phát không ngừng tăng cường liên kết chuỗi cung ứng và bao tiêu, mở rộng vùng nguyên liệu cho bà con nông dân trên cả nước, hợp tác phát triển dựa trên tinh thần 2 bên cùng có lợi.
Điều này cho thấy, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp còn cần phải quan tâm đến chất lượng phát triển, sự thịnh vượng của người dân và bảo tồn môi trường. Tân Hiệp Phát đã thành công trong việc triển khai sợi dây liên kết, trở thành đối tác và người bạn đồng hành với nông dân bằng những dự án tạo nên giá trị chung.
Hành trình bước ra thế giới của các doanh nghiệp Việt như Tân Hiệp Phát là câu chuyện truyền cảm hứng cho nhiều doanh nghiệp trong nước vươn tầm. Hội nhập là cơ hội để các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trên khu vực thị trường rộng, bên ngoài lãnh thổ mỗi quốc gia. Không phải chỉ sản phẩm Việt Nam mà việc mang bán bất kỳ một sản phẩm nào tại thị trường nước ngoài đều có thể gặp khó khăn nếu không làm một cách kỹ lưỡng và nghiêm túc.
PVTừ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.