Việt Nam bước sang ngày thứ 16 không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng
Bản tin 6h sáng ngày 18/9 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID- 19 mới, như vậy đến nay đã bước sang ngày thứ 16 Việt Nam không ghi nhận ca mắc ở cộng đồng.
Hiện có hơn 31.000 người đang cách ly chống dịch. Các hãng hàng không của Việt Nam đã lên kế hoạch tái khởi dộng nhiều đường bay quốc tế.
Số ca mắc ở Việt Nam:
- Tính đến 6h ngày 18/9: Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca.
- Tính từ 18h ngày 17/9 đến 6h ngày 18/9: 0 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Như vậy, đến hôm nay Việt Nam cũng sang ngày thứ 16 không ghi nhận ca mắc mới COVID- 19 ngoài cộng đồng. Các địa phương có ca nhiễm cũng đã cơ bản trở lại trạng thái bình thường.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 31.319, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 423
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 15.860
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 15.036
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này, nước ta đã chữa khỏi cho 940 bệnh nhân COVID-19/1.066 ca mắc.
Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 14 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 7 ca, số ca âm tính lần 3 là 19 ca.
Báo cáo của Tiểu ban Điều trị cũng cho biết, trong số các bệnh nhân đang điều trị hiện có 1 trường hợp phải thở oxy hỗ trợ, và 1 trường hợp nặng thở máy xâm nhập.
Đến thời điểm này số ca tử vong ở nước ta là 35 ca. Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.
Theo Bộ Y tế, dịch COVID-19 đã lây lan rộng trên phạm vi toàn cầu tại trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay, tình hình dịch trên thế giới vẫn chưa có dấu hiệu chững lại, đặc biệt tại một số nước sau khi thực hiện nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch đã bùng phát dịch trở lại, dự báo trong thời gian tới số ca bệnh còn tiếp tục gia tăng.
Bộ Y tế cảnh báo, ở Việt Nam, nguy cơ dịch bệnh bùng phát vẫn luôn hiện hữu. Vì vậy, cần có giải pháp chung sống an toàn phù hợp, nhất là trong giai đoạn hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin sử dụng rộng rãi trong cộng đồng.
Đồng thời thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch trong trạng thái “bình thường mới” nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Bộ Y tế xây dựng và ban hành tài liệu Sổ tay “Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới”.
Tài liệu bao gồm các hướng dẫn chi tiết phòng, chống dịch COVID-19 tại hộ gia đình; nhà chung cư; cơ sở giáo dục các cấp từ mầm non tới đại học; trụ sở làm việc; trong các cuộc họp; trên các phương tiện giao thông công cộng; tại trung tâm thương mại, siêu thị ; tại các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp; tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ; tại chợ đầu mối, chợ dân sinh.
Tài liệu này sẽ giúp các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người dân có được những nội dung cơ bản nhất, ngắn gọn, súc tích, dễ thực hiện trong phòng, chống dịch COVID-19 khi tham gia
Mỹ UyênCục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm báo cáo tình hình thiệt hại và giải quyết quyền lợi bảo hiểm chậm nhất là ngày 12/9.