Việt Nam & các doanh nghiệp Việt nắm bắt cơ hội hai nền kinh tế tái thiết lập
Trung Quốc soán ngôi vị trí giàu nhất thế giới của Mỹ
Giá trị tài sản ròng trên toàn thế giới đã tăng từ 156.000 tỉ USD năm 2000 lên 514.000 tỉ USD năm 2020.
Trong đó, Trung Quốc có giá trị tài sản ròng tăng vọt từ 7.000 tỉ USD năm 2000 lên 120.000 tỉ USD năm 2020, một năm trước khi quốc gia này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trong cùng giai đoạn trên, giá trị tài sản ròng của Mỹ tăng lên 90.000 tỉ USD do lĩnh vực bất động sản bị kìm hãm.
Ở cả Trung Quốc lẫn Mỹ, hơn 2/3 tài sản thuộc về nhóm 10% hộ gia đình giàu nhất và đang ngày một tăng lên.
Theo tính toán, khoảng 68% giá trị tài sản ròng toàn cầu được lưu trữ dưới dạng bất động sản, cơ sở hạ tầng, máy móc và thiết bị, trong khi những thứ được xem là vô hình như sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế chiếm tỉ lệ thấp hơn.
Tài sản tài chính không được tính vào giá trị tài sản ròng toàn cầu vì chúng được bù đắp hiệu quả bởi các khoản vay nợ.
Giá trị bất động sản tăng cao có thể khiến nhiều người không đủ khả năng sở hữu nhà ở, làm tăng nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính như cuộc khủng hoảng xảy ra ở Mỹ năm 2008 sau khi bong bóng nhà đất bị vỡ. Trung Quốc có thể gặp rắc rối tương tự vì khoản nợ khổng lồ của các nhà phát triển bất động sản như China Evergrande Group.
Nhưng đồng thời, từ chính sự phát triển của Trung Quốc tạo nên xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các khu vực khác trong đó có Việt Nam giúp nước ta có cơ hội thu hút thêm nguồn vốn đầu tư và cơ hội hợp tác từ nước ngoài.
Theo báo cáo đánh giá của đơn vị phân tích kinh tế EIU thuộc tạp chí The Economist, Việt Nam thành công vượt Ấn Độ và Trung Quốc trong chính sách thu hút FDI. Còn về thị trường lao động, điểm số của Việt Nam vẫn cao hơn Ấn Độ. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 5 lần trong thập kỷ qua, vượt trội hơn hẳn so với phần còn lại của khu vực châu Á theo nghiên cứu của AXA Investment Managers Asia. Từ 2010-2020, Việt Nam cũng đã tăng 23 bậc lên hạng 70 trong bảng xếp hạng chỉ số "thuận lợi kinh doanh" của Ngân hàng Thế giới.
Do đó, từ cuộc giành top đầu nền kinh tế của 2 cường quốc Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam vẫn là trung tâm thu hút nguồn vốn từ nước ngoài cao trong khu vực các nước có tiềm năng mới nổi và Châu Á.
Nắm bắt thời điểm vàng để tái cơ cấu doanh nghiệp
Trong đó nổi bật nắm bắt cơ hội để tái cấu trúc doanh nghiệp phải nhắc tới PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT). Tuy phải chịu ảnh hưởng khách quan từ đại dịch Covid 19, làm hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, nhưng với những mục tiêu đã được vạch rõ ràng và ngành mũi nhọn M&A. Đồng thời dưới sự lãnh đạo của các CEO người Nhật Bản chèo lái con thuyền, đã giúp PGT Holdings từng bước khắc phục những khó khăn từ dịch bệnh gây ra.
Đặc biệt, minh chứng cho kết quả kinh doanh có những bước tiến vượt bậc chính giá trị cổ phiếu của PGT đã được những nhà đầu tư Fn và F0 để ý (Giá cổ phiếu PGT 13.000 - 14.700 VNĐ). Thị trường chứng khoán có rất nhiều mã, việc được các nhà đầu tư quan tâm và rót vốn chính là tín hiệu đầy tích cực cho doanh nghiệp
Theo thống kê của các chuyên gia chứng khoán, việc giao dịch với khối lượng lớn cổ phiếu trong tháng 11, cho thấy các nhà đầu tư đã nhìn thấy được tiền năng của doanh nghiệp. Cổ phiếu của doanh nghiệp có thể đạt những cột mốc cao hơn nữa nhờ giá tốt và tính thanh khoản cao trên thị trường.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực bền vững để đón nhận những cơ hội vượt qua thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings (HNX: PGT) vốn có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex thành lập trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Hiện vốn điều lệ của công ty là hơn 92 tỷ đồng sau 2 lần tăng vốn.
Hiện tại PGT Holdings (bao gồm các công ty con tại Việt Nam, Myanmar, & Nhật Bản). trong nước Công ty TNHH MTV Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn nhân lực, tiếp thị kỹ thuật số và công nghệ. Tại Myanmar, PGT Holdings cũng đầu tư mảng tài chính của công ty con BMF Microfinance. Tại Nhật, Công ty Cổ phần PGT JP đang được tái cơ cấu với vai trò là nơi tiếp nhận cũng như chuyển giao các dịch vụ cho các đối tác Nhật. Cũng như là nơi có thể hỗ trợ người Việt Nam sang làm việc và du học.
Ở hầu hết các ngành nghề mà PGT Holdings đang đẩy mạnh đầu tư, phát triển đều thuộc nhóm ngành "hot", có dư địa tăng trưởng lớn và không bị ảnh hưởng bởi tác động của dịch bệnh. Bên cạnh đó, sự đón đầu xu hướng tài chính số, quốc tế hoá của các lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm, tài năng cũng khiến PGT Holdings trở thành một trong những công ty mà các nhà đầu tư không nên bỏ lỡ.
PVTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.