Việt Nam chính thức ban hành "Chiến lược Blockchain Quốc gia"

Đầu tư và Tiếp thị
08:22 AM 25/10/2024

Việc ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng hạ tầng số tiên tiến, bảo đảm độ tin cậy và an toàn dữ liệu, tạo lập nền tảng phát triển công nghiệp công nghệ số.

Blockchain (chuỗi khối) là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối chứa thông tin về thời gian khởi tạo và liên kết với các khối trước đó. Nó được thiết kế để chống lại sự can thiệp dữ liệu bởi thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi một phần của hệ thống blockchain sụp đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin. Ứng dụng nổi tiếng nhất của blockchain là tài chính, tiền mã hóa, tuy nhiên công nghệ này cũng đang mang lại tiềm năng kinh tế lớn trong ngành giải trí, nông nghiệp, logistics, giáo dục, y tế, sản xuất…

Việt Nam chính thức ban hành "Chiến lược Blockchain Quốc gia"- Ảnh 1.

Ngày 22/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1236/QĐ- TTg ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược).

Tăng cường, phát triển ứng dụng công nghệ chuỗi khối

Mục tiêu cụ thể của Chiến lược đến năm 2025, thiết lập nền tảng phát triển công nghệ chuỗi khối: Hình thành Hạ tầng chuỗi khối Việt Nam bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân phục vụ các hoạt động phát triển, triển khai, vận hành và bảo trì các ứng dụng chuỗi khối; hỗ trợ khả năng tương tác, tích hợp và chia sẻ giữa các chuỗi khối; hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về hoạt động ứng dụng và phát triển chuỗi khối.

Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ chuỗi khối tại 03 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia; xây dựng và nâng cấp được 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo nhằm xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ chuỗi khối; công nghệ chuỗi khối được đưa vào khung chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu.

Thúc đẩy, tăng cường ứng dụng công nghệ chuỗi khối: Lựa chọn, hình thành tối thiểu 01 trung tâm/đặc khu/địa bàn thử nghiệm về chuỗi khối để hình thành mạng lưới quốc gia về chuỗi khối; ưu tiên triển khai tại các đơn vị đã có kinh nghiệm triển khai về mạng lưới chuỗi khối của địa phương.

Hình thành hệ sinh thái "Blockchain+" thông qua hoạt động ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong các ngành, lĩnh vực như tài chính - ngân hàng, giao thông - vận tải, y tế, giáo dục và đào tạo, thương mại, logistic, bưu chính - chuyển phát, sản xuất công nghiệp, năng lượng, du lịch, nông nghiệp, cung cấp dịch vụ công và các lĩnh vực khác.

Việt Nam sẽ dẫn đầu khu vực trong ngành blockchain đến 2030

Theo Chiến lược, tầm nhìn đến 2030, Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và có vị thế quốc tế trong nghiên cứu, triển khai, ứng dụng và khai thác công nghệ Blockchain.

Cụ thể, Chính phủ đặt mục tiêu xây dựng 20 thương hiệu blockchain uy tín về nền tảng, sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ chuỗi khối trong khu vực; duy trì vận hành tối thiểu 3 trung tâm hoặc đặc khu thử nghiệm về blockchain tại các thành phố lớn để hình thành mạng lưới quốc gia; có đại diện nằm trong Bảng xếp hạng nhóm 10 cơ sở đào tạo và nghiên cứu về chuỗi khối dẫn đầu trong khu vực châu Á.

Để thực hiện mục tiêu này, trong Chương trình Hành động giai đoạn 2024-2030, ban hành kèm theo Quyết định 1236/QĐ-TTg, Chính phủ đưa ra 5 hành động cụ thể, bao gồm:

(1) Hoàn thiện môi trường pháp lý; (2) Phát triển hạ tầng, hình thành hệ sinh thái công nghiệp blockchain; (3) Phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực Blockchain; (4) Thúc đẩy phát triển và ứng dụng Blockchain; (5) Thúc đẩy nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và hợp tác quốc tế.

Trong đó, mỗi hoạt động được giao cụ thể cho các Bộ, ngành như Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì và chịu trách nhiệm.

Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động ứng dụng và phát triển chuỗi khối

Để đạt được các mục tiêu trên, một trong những nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược là xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động ứng dụng và phát triển chuỗi khối.

Trong đó, rà soát, nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của hành lang pháp lý hiện hành với các giải pháp, ứng dụng chuỗi khối. Nghiên cứu, xây dựng các chính sách và tiêu chuẩn về nền tảng, sản phẩm, ứng dụng và dịch vụ chuỗi khối đảm bảo tính liên thông và tính mở của các bên tham gia vào các giao dịch dựa trên công nghệ chuỗi khối.

Tăng cường hướng dẫn và điều chỉnh công nghệ chuỗi khối. Nâng cao hiệu lực các quy định của pháp luật trong quản lý công nghệ chuỗi khối để thúc đẩy sự phát triển an toàn, tin cậy của công nghệ chuỗi khối.

Nắm bắt được những có hội trong tương lai cả về thị trường chứng khoán và thị trường Blockchain, PGT Holdings (HNX: PGT) tin rằng, việc đưa ra những việc triển khai những dự mới cần có những con số cụ thể thực tế để các nhà đầu tư so sánh và nhận định, chính là quyền lợi của nhà đầu tư và trách nhiệm của mỗi công ty. Sự kỳ vọng của nhà đầu tư chính là động lực để công ty nỗ lực hơn nữa để giúp đạt được thành quả xứng đáng mà các nhà đầu tư mong đợi từ tiềm năng dài hạn của PGT. Công ty tin rằng thành quả nào cũng thu về những trái ngọt, sự kỳ vọng tiềm năng nào cũng sẽ có những điểm sáng trong tương lai.

Việt Nam chính thức ban hành "Chiến lược Blockchain Quốc gia"- Ảnh 2.

Đặc biệt, CTCP PGT Holdings vô cùng hân hạnh khi ký kết hợp tác chiến lược đối với Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM_trở thành người bạn đồng hành trong quá trình phát triển lâu dài. PGT Holdings với Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM. PGT Holdings cũng sẽ ứng dụng công nghệ lập trình Blockchain (thông qua NFT mà doanh nghiệp đang đầu tư) cụ thể NFT trong lĩnh vực thể thao.

Trong lĩnh vực thể thao, những người hâm mộ cảm thấy hưng phấn khi nhắc đến cầu thủ hoặc câu lạc bộ yêu thích thông qua tương tác với họ, theo mọi cách có thể. Sự tương tác này bao gồm việc xem hoặc tham dự các minigame, mua hàng hóa hoặc tham dự các sự kiện. Người hâm mộ luôn muốn đến gần hơn với các đội/câu lạc bộ và vận động viên yêu thích, điều này mang đến cho các đội và ban tổ chức giải đấu thể thao cơ hội tạo thêm doanh thu để tạo điều kiện tốt nhất cho các vận động viên tham gia luyện tập và thi đấu trong, ngoài nước.

Đặc biệt, PGT Holdings luôn nỗ lực phát triển hệ sinh thái NFT (Dự án, phát triển, phát hành…) thông qua những sự hợp tác đầy tiềm năng với các đối tác nước ngoài công ty Sunloft. Sunlotf là một công ty công nghệ được thành lập từ năm 2012 tại thành phố Yaizu tỉnh Shizuoka, Nhật Bản.

Trong đó, dự án đang được ấp ủ và triển khai trong thời gian tới và 2 doanh nghiệp đang lên kế hoạch "Triển vọng lâu dài của Combo (Cà phê và NFT)".

Việt Nam chính thức ban hành "Chiến lược Blockchain Quốc gia"- Ảnh 3.

Mục tiêu tương lai đang nhắm đến việc chia sẻ NFT ( tranh và câu chuyện ) khắp các quán cà phê toàn quốc. Vì NFT bị giới hạn về số lượng được xác định tại thời điểm phát hành nên khi bán hết NFT mới sẽ được thêm vào. Ngoài ra đối với những trường hợp các tiệm cà phê mới tham gia sẽ thêm vào các NFT phù hợp với quán cà phê đó.Nhờ vào việc lan truyền trên các SNS mà bạn có thể tăng lượng người hâm mới, hay bộ phận giới trẻ hay là các người nhạy cảm với xu hướng, đồng thời tạo ra cơ hội kiếm lợi nhuận. Đồng thời nhờ vào mở rộng cộng đồng này,chúng ta có thể mong đợi đơn giá cà phê trên toàn quốc sẽ tăng lên và có lẽ chúng ta có thể làm sôi động toàn bộ quán cà phê.

Bên cạnh đó PGT Holdings cũng đang sở hữu công ty con CTCP PGT SOLUTIONS (PGTS). PGTS được hỗ trợ xây dựng để trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các giải pháp - dịch vụ thông minh, đem lại giá trị lớn và phù hợp nhất cho khách hàng.

Trong lĩnh vực CNTT: PGTS cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn giải pháp kinh doanh cho thị trường Nhật Bản, Singapore… Gồm: CNTT, CAD/mô hình hóa và phân tích CAE, Blockchain, NFT và phát triển Metaverse; mảng IoT xử lý các dịch vụ điện toán đám mây; Big Data…

Trong lĩnh vực cung ứng nguồn lao động: PGTS cung cấp dịch vụ tuyển dụng/giới thiệu nhân sự tạm thời và dịch vụ BPO tại Việt Nam.

Do đó, mã cổ phiếu PGT là một gợi ý đầy tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và lựa chọn trong bối cảnh hiện nay.

Quay trở lại với TTCK, kết phiên giao dịch ngày 24/10, VN-Index giảm 13,49 điểm còn 1257,41, HNX-Index giảm 1,81 điểm còn 224,69 điểm và UPCoM-Index giảm 0,06 điểm còn 92,06 điểm. Thị trường nghiêng hẳn về 444 mã giảm giá, trong khi chỉ có 290 mã tăng và còn lại là 874 mã đứng giá. Giá trị giao dịch toàn thị trường hơn 17,070 tỷ đồng, ghi nhận tăng mạnh trong phiên chiều.

Khép lại phiên giao dịch ngày 24/10/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 5,000 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured


PV
Ý kiến của bạn