Việt Nam chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để chào đón các nhà đầu tư trong ngành bán dẫn
Bộ KH&ĐT đang triển khai nhiều giải pháp để thu hút và tận dụng sự đầu tư từ nước ngoài vào ngành bán dẫn trong nước, trong đó xây dựng cơ chế và chính sách riêng cho các doanh nghiệp bán dẫn đầu tư vào Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đã và đang tập trung phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn lớn trong ngành này. Thực tế, đã có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong ngành điện tử, bán dẫn đã hiện diện và đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam như Intel, Samsung, Synopsys, Qualcomm, Infineon, Amkor,... Điều này là minh chứng cho vai trò then chốt và ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
Ngành công nghiệp bán dẫn đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu thập kỉ 80 nhưng chúng ta chưa có chiến lược phát triển mang tầm quốc gia. Vì vậy, lĩnh vực này ở nước ta vẫn còn khá sơ khai, chưa có sự tham gia sâu của doanh nghiệp nội địa, chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài.
Để đẩy mạnh ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ KH&ĐT đang tập trung vào ba giải pháp.
Thứ nhất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, với việc xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đến năm 2030, đề án sẽ làm rõ bức tranh toàn cảnh về nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam đến năm 2023 có 50.000 nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn, với kỳ vọng cung cấp đủ số lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp bán dẫn trong nước và xuất khẩu lao động sang các các thị trường phát triển khác.
Thứ hai, xây dựng cơ chế và chính sách riêng để thu hút và tận dụng sự đầu tư từ nước ngoài: Theo Nghị định 94/2020/NĐ-CP dành riêng cho Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia được Chính phủ ban hành đã đưa ra các chính sách và mức độ ưu đãi cho các doanh nghiệp trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Trung tâm trong đó có các doanh nghiệp bán dẫn muốn gia nhập đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Cụ thể, được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm kể từ năm đầu tiên có doanh thu, miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp không quá 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Đồng thời, được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất trong thời hạn 5 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất, …
Và thứ ba là đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu (R&D), qua đó tạo môi trường thuận lợi cho các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp của Việt Nam tiếp cận các công nghệ mới. Trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt Nam (NIC) đã ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Cadence và Đại học Bang Arizona (ASU) để hình trung tâm ươm tạo, nghiên cứu thiết kế vi mạch tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2023 cho biết, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư trong ngành bán dẫn. Trong tương lai không xa, chúng ta tin tưởng Việt Nam sẽ trở thành một đối tác tin cậy và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu.
Minh An (t/h)“Với hạ tầng, hệ sinh thái du lịch hoàn thiện và khả năng tiếp cận thuận tiện, Phú Quốc có thể trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện tầm cỡ thế giới như APEC. Phú Quốc đang ở giai đoạn vàng để phát triển toàn diện”, Phó Chủ tịch thường trực Hội Lữ hành G7 đánh giá.