Việt Nam chuẩn bị “phương án thời chiến” trong trường hợp diễn biến COVID-19 xấu đi

Sự kiện
06:22 AM 02/07/2020

Ngoài phương án nghiên cứu, sản xuất vaccine theo các quy chuẩn bình thường, Bộ Y tế cũng chuẩn bị “phương án thời chiến” để đẩy nhanh các bước trong trường hợp diễn biến dịch bệnh COVID-19 xấu đi.

     Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết đến nay Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất kit thử virus SARS-CoV-2 trên thế giới để xét nghiệm kháng thể (xét nghiệm nhanh); xét nghiệm kháng nguyên (xét nghiệm PCR) có độ chính xác cao.

    Cụ thể, Việt Nam đã sản xuất được 1 loại kit xét nghiệm nhanh không cần dùng máy móc và 1 loại sử dụng hệ thống máy xét nghiệm ELISA đã được trang bị từ tuyến Trung ương đến tận y tế tuyến huyện để chẩn đoán người nhiễm HIV, sốt xuất huyết và một số bệnh miễn dịch khác. Tương tự, chúng ta cũng có 2 loại kit xét nghiệm kháng nguyên (PCR). Đây là nỗ lực rất lớn của đội ngũ các nhà khoa học ngành y tế.

    Trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ xây dựng kế hoạch điều chỉnh chiến lược xét nghiệm, phương án đặt mua các loại kit thử, hướng dẫn tập huấn, sử dụng các loại kit thử khi nào, ở đâu như trong các khu cách ly tập trung, tại cơ sở y tế, xét nghiệm cộng đồng… Mục tiêu là vừa bảo đảm phát hiện nhanh, chính xác các ca nhiễm bệnh, vừa đảm bảo sàng lọc trong cộng đồng. Từ đó giúp chúng ta kiểm soát dịch bệnh nhanh, giảm tải áp lực cơ sở y tế và tập trung nguồn lực vào điều trị những ca thực sự mắc SARS-CoV-2.

    Đối với dự án nghiên cứu, sản xuất vaccine, với sự nỗ lực của các đơn vị tham gia, đến nay Việt Nam đã phát triển thành công vaccine dự tuyển, bước đầu cho kết quả tích cực khi thử nghiệm trên động vật, làm cơ sở quan trọng để triển khai các bước tiếp theo để phát triển thành vaccine hoàn chỉnh.

    Trong thời gian tới các dự án nghiên cứu, sản xuất vaccine cần tiếp tục được thúc đẩy tích cực với sự tập trung cao độ về nguồn lực, con người.

    Ngoài phương án nghiên cứu, sản xuất vaccine theo các quy chuẩn bình thường, Bộ Y tế cũng chuẩn bị “phương án thời chiến” để đẩy nhanh các bước trong trường hợp diễn biến dịch bệnh COVID-19 xấu đi.

    Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ lên phương án tổ chức lại lực lượng nghiên cứu vaccine phối hợp với doanh nghiệp để khai thác lợi thế về nghiên cứu, sản xuất vaccine của Việt Nam từ trước tới nay, đáp ứng yêu cầu phòng bệnh cho người dân, khi tương lai có thể xảy ra những dịch bệnh khác sau COVID-19.

    Sáng 30/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nghe báo cáo về công tác nghiên cứu, sản xuất sinh phẩm xét nghiệm (kit thử) virus SARS-CoV-2; vaccine phòng, chống COVID-19.

     Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết đến nay Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất kit thử virus SARS-CoV-2 trên thế giới để xét nghiệm kháng thể (xét nghiệm nhanh); xét nghiệm kháng nguyên (xét nghiệm PCR) có độ chính xác cao.

    Cụ thể, Việt Nam đã sản xuất được 1 loại kit xét nghiệm nhanh không cần dùng máy móc và 1 loại sử dụng hệ thống máy xét nghiệm ELISA đã được trang bị từ tuyến Trung ương đến tận y tế tuyến huyện để chẩn đoán người nhiễm HIV, sốt xuất huyết và một số bệnh miễn dịch khác. Tương tự, chúng ta cũng có 2 loại kit xét nghiệm kháng nguyên (PCR). Đây là nỗ lực rất lớn của đội ngũ các nhà khoa học ngành y tế.

    Trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ xây dựng kế hoạch điều chỉnh chiến lược xét nghiệm, phương án đặt mua các loại kit thử, hướng dẫn tập huấn, sử dụng các loại kit thử khi nào, ở đâu như trong các khu cách ly tập trung, tại cơ sở y tế, xét nghiệm cộng đồng… Mục tiêu là vừa bảo đảm phát hiện nhanh, chính xác các ca nhiễm bệnh, vừa đảm bảo sàng lọc trong cộng đồng. Từ đó giúp chúng ta kiểm soát dịch bệnh nhanh, giảm tải áp lực cơ sở y tế và tập trung nguồn lực vào điều trị những ca thực sự mắc SARS-CoV-2.

    Đối với dự án nghiên cứu, sản xuất vaccine, với sự nỗ lực của các đơn vị tham gia, đến nay Việt Nam đã phát triển thành công vaccine dự tuyển, bước đầu cho kết quả tích cực khi thử nghiệm trên động vật, làm cơ sở quan trọng để triển khai các bước tiếp theo để phát triển thành vaccine hoàn chỉnh.

    Trong thời gian tới các dự án nghiên cứu, sản xuất vaccine cần tiếp tục được thúc đẩy tích cực với sự tập trung cao độ về nguồn lực, con người.

    Ngoài phương án nghiên cứu, sản xuất vaccine theo các quy chuẩn bình thường, Bộ Y tế cũng chuẩn bị “phương án thời chiến” để đẩy nhanh các bước trong trường hợp diễn biến dịch bệnh COVID-19 xấu đi.

    Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ lên phương án tổ chức lại lực lượng nghiên cứu vaccine phối hợp với doanh nghiệp để khai thác lợi thế về nghiên cứu, sản xuất vaccine của Việt Nam từ trước tới nay, đáp ứng yêu cầu phòng bệnh cho người dân, khi tương lai có thể xảy ra những dịch bệnh khác sau COVID-19.

    D. Tùng
    Ý kiến của bạn
    VSMCamp & CSMOSummit 2024 khởi động với gần 40 bài tham luận trong ngày đầu tiên VSMCamp & CSMOSummit 2024 khởi động với gần 40 bài tham luận trong ngày đầu tiên

    Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 đã trở lại trong hai ngày 22-23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”. Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện, hơn 60 diễn giả, chuyên gia; các cơ quan truyền thông, báo chí; những người hoạt động và có mối quan tâm tới lĩnh vực sales & marketing cùng sinh viên các trường Đại học đã hội tụ tại sự kiện sales và marketing lớn nhất năm.