Việt Nam có 24 đơn vị tái chế sản phẩm, bao bì
Vừa qua Bộ Tài nguyên và môi trường (TN&MT) đã công bố danh sách 24 đơn vị tái chế sản phẩm, bao bì có giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần theo quy định của pháp luật.
Mới đây, Bộ TN&MT đã công bố danh sách đơn vị tái chế sản phẩm, bao bì theo quy định tại khoản 6 Điều 79 Nghị định số 08/2022/NĐCP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Cụ thể, khu vực phía Bắc có 13 đơn vị tái chế và khu vực phía Nam có 11 đơn vị tái chế. Trong số các đơn vị được công bố đầu tiên kể trên có 7 đơn vị đủ năng lực tái chế ắc quy, pin; 3 đơn vị đủ năng lực tái chế dầu nhớt; 4 đơn vị đủ năng lực tái chế sản phẩm điện, điện tử; số còn lại là đơn vị tái chế bao bì, carton. Ngoài ra còn có 1 tổ chức được ủy quyền tổ chức thực hiện tái chế ắc quy, pin, săm lốp, dầu nhớt, phương tiện giao thông (khu vực phía Bắc) và 1 tổ chức được ủy quyền thực hiện tái chế bao bì (khu vực phía Nam).
Việc công bố danh sách đơn vị tái chế sản phẩm, bao bì nhằm mục đích cung cấp, hỗ trợ thông tin cho nhà sản xuất, nhập khẩu biết, tham khảo, lựa chọn trong việc thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì.
Việt Nam hiện trở thành một trong những nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn nhất thế giới. Theo số liệu thống kê từ Bộ TN&MT và Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nilon, 80% số túi nilon đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần.
Việt Nam đứng thứ 4/20 quốc gia ở top đầu, với khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới. Việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp hoặc đốt và chỉ có 10% còn lại được tái chế. Do vậy việc đẩy mạnh tái chế và giảm thiểu sẽ là giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề rác thải nhựa tại Việt Nam.
Sau cam kết đưa phát thải ròng tại Việt Nam về mức 0 vào năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26, góp phần vào những mục tiêu lớn của đất nước, nhiều hoạt động nhằm hưởng ứng giảm thiểu rác thải nhựa đã được diễn ra. Trong đó, Công ty TNHH Nhựa Duy Tân (DUYTAN Recycling) là một trong những doanh nghiệp có những hoạt động tiên phong trong việc chuyển đổi xanh, với mô hình kinh tế tuần hoàn nhựa.
Minh An (t/h)Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.