Việt Nam có 49 công ty giá trị tỷ USD trên sàn chứng khoán

Chứng khoán
08:42 AM 02/01/2024

Tính đến ngày 31/12/2023, thị trường chứng khoán Việt Nam có 49 công ty niêm yết có giá trị vốn hóa đạt trên 1 tỷ USD, hai đơn vị quy mô hơn 10 tỷ USD.

Tổng quy mô vốn hóa của nhóm tỷ USD là gần 4 triệu tỷ USD, chiếm 67,3% toàn thị trường. Ngành tài chính ngân hàng và bất động sản vẫn chiếm ưu thế, lần lượt là 20 và 8 tổ chức. 6 cái tên khác thuộc ngành hàng tiêu dùng, bán lẻ.

Việt Nam có 49 công ty giá trị tỷ USD trên sàn chứng khoán- Ảnh 1.

Trong câu lạc bộ giá trị tỷ USD, 42 đại diện đến từ sàn giao dịch HOSE trong khi UPCoM có 7 đơn vị, không có tổ chức nào trên HNX góp mặt. Thống kê cho thấy doanh nghiệp trên HNX đều có giá trị vốn hóa dưới 20.000 tỷ đồng, dẫn đầu là PVS (18.163 tỷ đồng), Tasco (18.028 tỷ đồng) và Idico (17.193 tỷ đồng).

Top 10 doanh nghiệp lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam có 9 công ty niêm yết HOSE và một đơn vị giao dịch trên thị trường UPCoM (ACV). Thứ hạng và những cái tên trong danh sách này có sự thay đổi đáng kể. 6/10 doanh nghiệp trong nhóm này giảm giá trị so với thời điểm cuối năm 2022. Mức giảm lớn nhất là ACV (44.628 tỷ đồng) và Vingroup (35.088 tỷ đồng).

Trong năm cổ phiếu VCB khởi sắc, Vietcombank tiếp tục giữ vị trí quán quân trên thị trường với quy mô gần 18,5 tỷ USD. Một ngân hàng khác là BIDV vươn lên vị trí á quân với giá trị gần 10,2 tỷ USD. Hai ngân hàng này đồng thời là hai đơn vị giá trị trên 10 tỷ USD.

Một nhà băng khác cũng tăng trưởng mạnh vốn hóa là VPBank. Khi cổ phiếu VPB tăng giá 12,5%, giá trị vốn hóa ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam này tăng thêm 32.165 tỷ đồng (26,8%) lên 152.331 tỷ đồng nhờ thương vụ phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho đối tác Nhật Bản - SMBC.

Năm 2024, thị trường chứng khoán (TTCK) trong nước sẽ còn nhiều thách thức phải vượt qua khi nhiều dự báo cho thấy tình hình kinh tế vĩ mô và địa chính trị trên thế giới còn khó khăn, khó định lượng. Chính vì vậy, trong năm tới, HOSE sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo của các cơ quan quản lý, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể. Các giải pháp đó sẽ hướng tới mục tiêu vừa hỗ trợ TTCK hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả, vừa tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết nâng cao chất lượng.

Theo đó, HOSE đặt quyết tâm và nỗ lực cao nhất để đảm bảo sự vận hành thị trường giao dịch ổn định, thông suốt, an toàn, hỗ trợ TTCK trong nước phát triển minh bạch và hiệu quả. Cũng trong năm mới, HOSE sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng hàng hóa niêm yết, đồng thời, đẩy mạnh công tác giám sát theo thẩm quyền theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuẩn hóa dữ liệu giám sát.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Lượng tiền gửi vào ngân hàng đạt hơn 13,76 triệu tỷ đồng Lượng tiền gửi vào ngân hàng đạt hơn 13,76 triệu tỷ đồng

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng lượng tiền gửi của cả dân cư và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại thời điểm tháng 8 vào ngân hàng thương mại đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với hơn 13.763.230 tỷ đồng.