Việt Nam có 8 vị trí tiềm năng để phát triển điện hạt nhân

Đầu tư và Tiếp thị
09:22 AM 08/02/2025

Bộ Công Thương đánh giá, Việt Nam có 8 vị trí tiềm năng để phát triển điện hạt nhân, nằm tại 5 tỉnh thành thuộc miền Trung.

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đối với Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Việt Nam có 8 vị trí tiềm năng để phát triển điện hạt nhân- Ảnh 1.

Trong đó đánh giá khả năng phát triển điện hạt nhân, Bộ Công Thương cho biết, vị trí tiềm năng để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn gồm 8 vị trí trong Quyết định số 906/QĐ-TTg ngày 17/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch định hướng phát triển điện hạt nhân, mỗi vị trí có tiềm năng phát triển khoảng 4 - 6 GW nguồn điện hạt nhân. 

Đó là: Thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận; Thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận; Thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định; Vũng La, thôn Phú Hải, xã Xuân Phương, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên; Thôn Sơn Tịnh, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; Bãi Chà Là, thôn Bình Tiên, xã Cống Hải, huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận; Thôn Gia Hòa, xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi; Thôn Văn Bân, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Trong các địa điểm trên, đến thời điểm hiện nay, chỉ có 2 địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải đã công bố quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Một số địa điểm tiềm năng khác là 2 địa điểm ở Quảng Ngãi, một địa điểm ở Bình Định được xem xét là địa điểm tiềm năng phát triển 4 tổ máy điện hạt nhân quy mô lớn. Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho biết, do không có quy hoạch được công bố, nên sau 10 năm, các địa điểm này đều cần rà soát, đánh giá lại do có thể có nhiều biến động kinh tế xã hội, phát triển kinh tế tại các khu vực.

Trong dự thảo điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương cũng đề xuất hai kịch bản vận hành nhà máy điện hạt nhân. Theo kịch bản cơ sở, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 (2x1.200 MW) sẽ vận hành giai đoạn 2031-2035 còn nhà máy thứ 2 (2×1.200 MW) sẽ vận hành giai đoạn 2036-2040.

Đối với kịch bản cao, cả hai nhà máy tại tỉnh Ninh Thuận sẽ cùng vận hành giai đoạn 2031-2035. Tổng công suất hai nhà máy dự kiến đạt 4.800 MW, cao hơn 800 MW so với kế hoạch năm 2009.

Sau năm 2030, hệ thống lưới điện sẽ được phát triển để đấu nối và giải tỏa công suất. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên có thể vận hành sớm nhất vào 2031, muộn nhất vào 2035.

An Mai (t/h)
Ý kiến của bạn
Standard Chartered giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam tăng 6,7% năm 2025 Standard Chartered giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam tăng 6,7% năm 2025

Theo báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam ngày 7/2, ngân hàng Standard Chartered vẫn giữ nguyên dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,7% trong năm 2025, đưa ra hồi tháng 10/2024.