Việt Nam cơ bản đạt miễn dịch cộng đồng
Theo thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, đến sáng 20/12, Việt Nam đã tiêm 139.458.125 liều vắc xin phòng COVID-19. Hơn 80% dân số Việt Nam từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19, Việt Nam cơ bản đạt miễn dịch cộng đồng.
- Ngoại giao vắc xin: Chiến lược quan trọng giúp Việt Nam đạt miễn dịch cộng đồng
- Hiểu đúng về miễn dịch cộng đồng: Vì sao ngay cả khi 100% cư dân được tiêm vaccine, mức miễn dịch cũng chỉ dưới 80%?
- Bộ trưởng Bộ Y tế: Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử đảm bảo 70 triệu người dân được tiếp cận vaccine Covid-19, tiến tới đạt miễn dịch cộng đồng
- Vắc xin Covid-19 là chìa khoá đẩy lùi dịch bệnh: Vì sao chỉ cần tiêm 70% dân số là có thể đạt miễn dịch cộng đồng?
Theo kế hoạch Bộ Y tế đặt ra, chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 được triển khai từ tháng 7-2021 tới tháng 4-2022 với mục tiêu ít nhất 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin trong năm 2021 và hết tháng 1-2022, sẽ phủ vắc xin trên 70%.
Tuy nhiên với tỉ lệ bao phủ vắc xin như hiện nay chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 của Việt Nam đã về đích sớm hơn dự kiến. Bộ Y tế cho biết mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 40% dân số của các quốc gia được tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 đến cuối năm 2021 và 70% dân số của các quốc gia được tiêm đủ liều vắc xin đến giữa năm 2022. Như vậy với hơn 60% dân số được tiêm đủ 2 liều vắc xin COVID-19, Việt Nam đã vượt 20% so với mục tiêu của WHO trong năm 2021.
Hơn 95% dân số Việt Nam trên 18 tuổi sẽ được tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19
Tại buổi tọa đàm “Chiến dịch vắc xin vững niềm tin” do Bộ Y tế tổ chức mới đây PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết: “Chúng tôi tin rằng, với tốc độ tiêm vắc xin COVID-19 như hiện nay, đến hết tháng 12/2021, trên 95% dân số Việt Nam trên 18 tuổi sẽ được tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Về cơ bản, Việt Nam đã đạt được miễn dịch cộng đồng đối với COVID-19”. Theo các chuyên gia, kết quả của việc bao phủ vắc xin COVID-19 cho người dân đã hạn chế được các ca COVID-19 có triệu chứng nặng phải nhập viện điều trị, hạn chế được bệnh nhân nặng và hạn chế số bệnh nhân COVID-19 tử vong.
Về việc một số người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19 khi mắc COVID-19 vẫn bị bệnh nặng, có ca tử vong, PGS Hồng cho biết không có một vắc xin nào đạt được hiệu quả bảo vệ 100%. Với vắc xin COVID-19 hiện nay, theo ghi nhận của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kinh nghiệm của các quốc gia đã triển khai tiêm vắc xin COVID-19 trước chúng ta cũng như khuyến cáo của nhà sản xuất thì hiệu quả bảo vệ của vắc xin COVID-19 dao động từ 60-90%.
"Như vậy, dù đã tiêm đủ liều vắc xin cũng không thể bảo vệ chúng ta hoàn toàn 100%. Những người đã được tiêm vắc xin COVID-19 thì hiệu quả mang lại là giảm số mắc COVID-19 và giảm bệnh nặng, giảm tử vong ở người mắc bệnh. Với một số ca COVID-19 tử vong đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19, ngoài việc vắc xin không thể bảo vệ chúng ta 100% thì trong số này cũng có nhiều người là người cao tuổi, mắc nhiều bệnh nền"- PGS Hồng giải thích.
Cũng theo PGS Hồng, thực tế qua phân tích các ca COVID-19 tử vong hiện nay ở Việt Nam đa số là người chưa tiêm vắc xin COVID-19, người cao tuổi, người có bệnh lý nền.
Tiêm mũi 3 củng cố khả năng miễn dịch
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng, tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3 sẽ có hiệu quả trong việc củng cố hệ miễn dịch, tăng khả năng phòng bệnh.
PGS.TS Dương Thị Hồng cho biết theo nguyên lí sử dụng vắc xin trong tiêm chủng thì mũi tiêm nhắc lại là rất quan trọng, giúp cho việc tăng cường tính miễn dịch của mỗi người sau khi đã tiêm đủ các mũi vắc xin cơ bản. Điều này giúp cơ thể củng cố khả năng miễn dịch trước virus SARS-CoV-2 và những biến thể sau này.
“Những người cao tuổi, người có bệnh lí nền (tiểu đường, cao huyết áp...) không chống chỉ định với vắc xin COVID-19 mà thuộc đối tượng phải được tiêm vắc xin COVID-19 sớm nhất. Vì đây là những đối tượng nếu mắc COVID-19 sẽ có nguy cơ cao bị bệnh nặng và tử vong”, bà Hồng nói. Đối tượng này được chỉ định tiêm ở các cơ sở y tế, có khả năng xử lí phản ứng nặng sau tiêm (nếu có). Các bác sĩ sẽ khám sàng lọc kỹ hơn, hướng dẫn theo dõi, trước và sau tiêm cẩn thận hơn.
HM (t/h)Dự kiến từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.