Việt Nam có thể vươn lên vị trí thứ 2 châu Á về tiêu thụ thịt lợn

Thị trường
10:29 AM 09/05/2022

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 2 châu Á (sau Trung Quốc) về tiêu thụ thịt lợn trong năm 2022, với con số khoảng 3,4 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 3,1% trong giai đoạn 2022-2030.

Trong quý I/2022, giá lợn hơi trong nước có xu hướng tăng trở lại, trong đó tăng mạnh nhất là vào cuối tháng 01/2022 và trong 15 ngày đầu tháng 02/2022 do nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, giá giảm trở lại từ giữa tháng 02/2022 do nhu cầu yếu và nguồn cung tăng. 

Trong tháng 4/2022, nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm từ thịt tăng trở lại do việc mở cửa trở lại các hoạt động du lịch, văn hóa và lễ hội, các nhà hàng, nhà ăn tại trường học và nhà máy, nên giá lợn hơi tăng nhẹ trở lại tại một số khu vực. Giá lợn hơi trên cả nước tháng 4 trung bình dao động trong khoảng 53.000-58.000 đồng/kg, tăng 1.000-3.000 đồng/kg so với cuối tháng 3/2022.

Việt Nam có thể vươn lên vị trí thứ 2 châu Á về tiêu thụ thịt lợn - Ảnh 1.

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong quý II/2022 dự báo vẫn chậm.

Cụ thể, giá lợn hơi miền Bắc dao động trong khoảng 53.000 - 56.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá lợn hơi dao động trong khoảng 52.000 - 57.000 đồng/kg. Còn giá lợn hơi tại miền Nam dao động trong khoảng 53.000 - 57.000 đồng/kg.

Thời gian tới, khả năng giá lợn hơi sẽ tiếp tục tăng khi giá thành chăn nuôi và giá xăng dầu ở mức cao, nhưng Bộ Công Thương đánh giá khó có thể tăng đột biến do các trường học sẽ bước vào kỳ nghỉ hè, các nhà hàng, quán ăn cũng đều đang giữ mức trung bình và chưa phục hồi như thời gian trước.

Tuy vậy, Bộ Công Thương cũng dẫn lại dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy Việt Nam vẫn có thể vươn lên vị trí thứ 2 châu Á về tiêu thụ thịt lợn trong năm 2022. Theo đó, tiêu thụ thịt lợn tại Việt Nam dự báo đạt 3,4 triệu tấn vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 3,1% trong giai đoạn 2022- 2030.

Việt Nam hiện đang là một trong số những nước tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người hàng đầu thế giới, đứng thứ ba ở châu Á sau Trung Quốc và Hàn Quốc.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo, sản lượng thịt gia súc và gia cầm trong quý II khả năng đạt khoảng 1,6 triệu tấn (tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó, sản lượng thịt bò đạt khoảng 110 nghìn tấn (tăng 3,4%); sản lượng thịt trâu đạt khoảng 28,1 nghìn tấn (tăng 2,6%); sản lượng thịt lợn đạt khoảng 1,05 triệu tấn (tăng 4,7%), sản lượng thịt gia cầm đạt khoảng 476 nghìn tấn (tăng 5,7%).

Do nguồn cung thịt của Việt Nam khá dồi dào, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước, nên dự báo nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt sẽ không tăng đột biến trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, để đẩy mạnh xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt, các doanh nghiệp của Việt Nam phải đồng thời đáp ứng được những yêu cầu của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và các quy định thị trường mà chúng ta hướng tới. Trong đó cần đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm và phục vụ xuất khẩu.

HM (T/h)
Ý kiến của bạn
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới”.