Việt Nam có tiềm năng lớn về thương mại điện tử xuyên biên giới

Kinh doanh
09:28 AM 30/03/2025

Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu, ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới, lại có thế mạnh dệt may, da giày, gạo, nông sản… nên dư địa, tiềm năng về thương mại điện tử xuyên biên giới rất lớn.

Nhận định từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, thương mại điện tử không chỉ có vai trò trụ cột trong nền kinh tế số, thúc đẩy thị trường nội địa phát triển mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

Theo báo cáo của Cognitive Market Research, thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới toàn cầu sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 30,50% từ năm 2024 đến năm 2031.

Để tận dụng tối đa cơ hội từ sự bùng nổ của TMĐT xuyên biên giới, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đang tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, triển khai TMĐT xuyên biên giới như một công cụ mở rộng thị trường tốt hơn.

Việt Nam có tiềm năng lớn về thương mại điện tử xuyên biên giới- Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu, ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới, lại có thế mạnh dệt may, da giày, gạo, nông sản… nên dư địa, tiềm năng về TMĐT xuyên biên giới rất lớn.

Theo Phó Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Lại Việt Anh, một trong những nhiệm vụ được đề ra trong Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2026-2030 (Bộ Công Thương đang trình Chính phủ ban hành) là phát triển TMĐT theo hướng xuất khẩu các sản phẩm "Made in Vietnam" ra thị trường quốc tế, đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các nhà sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể xúc tiến bán hàng ra thị trường toàn cầu.

Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cùng với cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, việc tham gia vào hệ thống xuất khẩu, nhập khẩu trực tuyến, các kênh TMĐT xuyên biên giới là giải pháp hữu hiệu, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng tệp khách hàng, tăng phạm vi tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực doanh nghiệp và giá trị chất lượng hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam, đưa thương hiệu hàng Việt đến tay người tiêu dùng ở nhiều thị trường trên thế giới.

Những năm gần đây, việc xuất khẩu thông qua các nền tảng TMĐT quốc tế như Amazon, eBay, Alibaba, Shopee, Lazada… đã trở thành xu hướng tất yếu của DN Việt Nam. Thông qua các kênh bán hàng này, hàng hóa Việt Nam có thể tiếp cận trực tiếp với hàng tỷ người tiêu dùng trên khắp thế giới, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU và ASEAN.

Theo Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam, Gajae Seong, trong 5 năm qua, xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam đã có những bước tiến ấn tượng. Từ năm 2019 đến 2023, số lượng sản phẩm do doanh nghiệp Việt bán trên Amazon đã tăng hơn 300%. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của hàng Việt Nam đối với người tiêu dùng quốc tế cũng như tiềm năng to lớn mà TMĐT xuyên biên giới mang lại.

Bên cạnh Amazon, nhiều DN Việt Nam cũng đã tận dụng hiệu quả các nền tảng khác như Alibaba và eBay để tiếp cận khách hàng trên toàn cầu. Với sự hỗ trợ từ các chính sách của Chính phủ và các hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA và RCEP giúp doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm dễ dàng hơn, cạnh tranh tốt hơn, giảm bớt rủi ro khi tham gia vào thương mại điện tử xuyên biên giới.

Có thể khẳng định, thương mại điện tử xuyên biên giới đã tạo ra bệ phóng cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, quy mô để kinh doanh và xây dựng thương hiệu toàn cầu thành công. Việc tận dụng nền tảng thương mại điện tử quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phát triển trong nước mà còn vươn ra thế giới, tạo ra nhiều cơ hội và khả năng tăng trưởng bền vững.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Còn nhiều dư địa khai mở thị trường Halal Còn nhiều dư địa khai mở thị trường Halal

Do xuất khẩu thực phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này mới chỉ ở bước đầu khai phá nên Việt Nam còn nhiều dư địa khai mở thị trường Halal giàu tiềm năng, tạo thêm động lực mới cho phát triển kinh tế bền vững của đất nước.