Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm Fintech khu vực
Trong những năm gần đây, công nghệ tài chính (Fintech) đã nổi lên như một động lực mạnh mẽ, định hình lại bối cảnh tài chính toàn cầu. Tại Việt Nam, thị trường Fintech đang chứng kiến sự phát triển sôi động với sự tham gia của nhiều công ty công nghệ như Momo, VNpay, FinViet.... Tuy nhiên, để thành công và thúc đẩy sự chấp nhận rộng rãi của người dùng, các công ty cần hiểu rõ những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng công nghệ tài chính.

Theo báo cáo thị trường, giá trị ngành Fintech Việt Nam đạt khoảng 16,9 tỷ USD vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự báo đạt 14,20% trong giai đoạn 2025-2033. Giá trị giao dịch Fintech được kỳ vọng tăng từ 16,62 tỷ USD năm 2024 lên 41,76 tỷ USD vào năm 2029. Cùng với đó, phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số quốc gia đã xác định Fintech là lĩnh vực trụ cột, đóng vai trò quan trọng trong xây dựng hệ thống tài chính hiện đại và thúc đẩy phổ cập tài chính.
Theo các chuyên gia hiện nay, Fintech đã thay đổi sâu sắc hành vi người tiêu dùng trong nước, với tỷ lệ người trưởng thành sở hữu tài khoản thanh toán tăng từ 31% (giai đoạn 2015-2017) lên hơn 87% vào cuối năm 2023. Giao dịch không dùng tiền mặt tăng trưởng 56,8% về khối lượng trong 11 tháng đầu năm 2024, trong khi thanh toán qua di động đạt mức tăng 103,3% mỗi năm (giai đoạn 2021-2023). Đặc biệt, thanh toán bằng mã QR tăng vượt bậc, đạt hơn 170% cả về khối lượng và giá trị. Do dó, Fintech không chỉ là xu hướng công nghệ, mà là lực lượng tạo ra những thay đổi tích cực, sâu sắc trong xã hội.
Những thách thức hiện nay
Giống như các thị trường khác, các startup Fintech còn gặp khó khăn do thiếu hiểu biết pháp lý, không chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, và thiếu tầm nhìn quốc tế hóa sản phẩm. Tài sản chủ yếu là vô hình, như tài sản trí tuệ, khiến việc huy động vốn từ ngân hàng truyền thống trở nên khó khăn. Quy định chặt chẽ về cấp phép và quản lý rủi ro hệ thống ngân hàng cũng hạn chế khả năng Fintech chuyển đổi thành ngân hàng số hoặc kết nối với các hệ thống thanh toán quốc tế.
"Một thách thức khác là độ trễ chính sách. Dù các nghị quyết và luật được ban hành, việc triển khai nghị định, thông tư hướng dẫn chi tiết thường mất thời gian, gây khó khăn cho DN trong việc tiếp cận. Hơn nữa, các quy định áp dụng cho Fintech nếu tương tự như ngân hàng truyền thống sẽ hạn chế khả năng đổi mới, khiến các startup khó cạnh tranh với những người khổng lồ đã chiếm lĩnh thị trường".
Khoảng cách kỹ thuật số (digital divide) có thể hạn chế khả năng tiếp cận của người dân ở các khu vực vùng sâu vùng xa. Các công ty công nghệ cần nhận thức rõ những thách thức này và xây dựng chiến lược để vượt qua chúng.
Một số giải pháp được đề xuất tại các công ty Fintech Việt Nam
Tập trung vào sự hữu ích và tính dễ sử dụng: Giống như ở các thị trường khác, người dùng Việt Nam có khả năng sẽ chấp nhận Fintech nếu họ thấy các dịch vụ này hữu ích (ví dụ: tiết kiệm thời gian, tiện lợi, hiệu quả hơn) và dễ dàng sử dụng, ngay cả với những người không am hiểu công nghệ.
Giải quyết vấn đề chi phí tài chính: Với một phần đáng kể dân số có thu nhập trung bình hoặc thấp hơn, chi phí liên quan đến việc sử dụng Fintech.
Cung cấp thông tin minh bạch về các dịch vụ và điều khoản sử dụng cũng góp phần xây dựng lòng tin, tương tự như tầm quan trọng của các yếu tố hỗ trợ quyền riêng tư và lòng tin được cảm nhận trong các nghiên cứu khác.
Đầu tư vào hiểu biết tài chính kỹ thuật số (DFL): Nâng cao kiến thức và kỹ năng của người dân về cách sử dụng hiệu quả các dịch vụ Fintech và hiểu rõ lợi ích của chúng là rất quan trọng, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn hoặc các nhóm dân số chưa được tiếp cận đầy đủ dịch vụ tài chính.
Xây dựng lòng tin thông qua bảo mật và minh bạch: Các mối quan ngại về bảo mật dữ liệu và rủi ro lừa đảo là rào cản phổ biến. Các công ty Fintech tại Việt Nam cần ưu tiên xây dựng các hệ thống bảo mật mạnh mẽ và truyền thông rõ ràng về các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân và tài chính của người dùng.
Cùng với sự chủ động từ cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng hành lang pháp lý, cải thiện quy trình hỗ trợ, nỗ lực đổi mới và thấu hiểu thị trường từ DN, đang tạo động lực cho sự phát triển bền vững. Với lợi thế về khả năng ứng dụng công nghệ và dân số trẻ, am hiểu công nghệ, Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm Fintech khu vực.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực phát triển
Chiến lược phát triển của các doanh nghiệp công nghệ hiện nay tiếp tục dựa trên nền tảng "kiềng ba chân" vững chắc tương ứng với: tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D); nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trên truyền thông; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Một ví dụ điển hình về doanh nghiệp công nghệ hiện nay, công ty CTCP PGT SOLUTIONS (PGTS)_ công ty con của PGT Holdings (HNX: PGT). PGT Holdings doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT Holdings đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động.
PGT Holdings đang từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp (trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin). PGTS được hỗ trợ xây dựng để trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các giải pháp - dịch vụ thông minh, đem lại giá trị lớn và phù hợp nhất cho khách hàng.
Trong lĩnh vực CNTT: PGTS cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn giải pháp kinh doanh cho thị trường Nhật Bản, Singapore… Gồm: CNTT, CAD/mô hình hóa và phân tích CAE, Blockchain, NFT và phát triển Metaverse; mảng IoT xử lý các dịch vụ điện toán đám mây; Big Data…
Trong lĩnh vực cung ứng nguồn lao động: PGTS cung cấp dịch vụ tuyển dụng/giới thiệu nhân sự tạm thời và dịch vụ BPO tại Việt Nam.
Quay lại TTCK đóng cửa thị trường ngày 20/5, VN-Index lên mức 1315,15 điểm, tăng 18,86 điểm (1,45%); VN30-Index tăng tới 27,77 điểm (2,01%), đạt 1407,52 điểm. HNX-Index lên mức 217,7 điểm, tăng 0,46 điểm (0,21%); HNX30-Index tăng 1,06 điểm (0,25%), lên 432,81 điểm.

Khép lại phiên giao dịch ngày 20/5/2025, mã PGT đóng cửa với mức giá 10,100 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

Thị trường đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi tiêu dùng. Từ việc chỉ sử dụng một ứng dụng cho một nhu cầu, người dùng hiện nay có xu hướng lựa chọn nhiều siêu ứng dụng cùng lúc.