Việt Nam đã có ngân hàng số đích thực?

Ngân hàng
03:00 PM 05/06/2020

Ngoài chuyện ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa các ngân hàng truyền thống trên không gian internet, ngành ngân hàng đã thực sự có ngân hàng số?

    Timo đã rất thành công trong số hóa hoạt động, nhưng cũng chưa phải là ngân hàng số thực sự. 
    Ảnh: Phòng giao dịch ngân hàng Timo Hangout

    Nếu so sánh, giữa hai khối ngân hàng có vốn quốc doanh và vốn tư nhân toàn phần, cuộc đua chuyển đổi số đang nghiêng lợi thế về nhóm tư nhân.

    SpaceX và Bank 4.0

    Ngân hàng số mới chỉ là sự nâng cấp của E-Banking, với một giao diện mới trên nền thiết bị mới. Cuộc đua tìm kiếm các mô hình ngân hàng số của ngành ngân hàng vẫn loay hoay và khởi điểm cách xa bank 4.0 đúng nghĩa.

    Ngày 31/5/2020 (giờ Việt Nam), tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX cùng 2 phi hành gia Mỹ đã rời bệ phóng, mở ra kỷ nguyên mới trong lĩnh vực du hành không gian thương mại và tư nhân hóa ngành chinh phục vũ trụ.

    Chuyện tên lửa Falcon 9 hay tỷ phú Elon Musk sáng chế xe tự hành thì chẳng hề liên quan đến ngành ngân hàng. Nhưng sản phẩm của SpaceX và hệ thống công nghệ của vị tỷ phú này, được phát triển trên nền phát minh về tàu vũ trụ đầu tiên và theo Brett King, tác giả của loạt sách Bank 2.0, 3.0, 4.0, đã được tư duy theo “nguyên tắc đầu tiên”. Và đó là điểm đáng lưu ý bởi nhờ đó đạt đến lợi thế cạnh tranh vượt trội về giá thành, hiệu quả, phá vỡ thế độc quyền một lĩnh vực trước nay gần như chỉ gắn với tên tuổi NASA.

    Trong “Bank 4.0”, Brett King cho rằng việc áp dụng nguyên tắc đầu tiên vào ngành ngân hàng, cũng là sự phá vỡ tuyệt đối các mô thức truyền thống để xây lại từ đầu. Mô thức cũ theo quy ước vật lý bao gồm chi nhánh, chữ ký tươi, hồ sơ pháp lý bằng văn bản và các sản phẩm truyền thống, phái sinh khác… Hiểu theo nghĩa đó, một hệ thống ngân hàng mới khi áp dụng đúng “nguyên tắc đầu tiên” sẽ loại bỏ hoàn toàn lực ma sát, hướng tới phát triển những loại hình cung cấp được mọi dịch vụ tài chính cho cho nhu cầu người dùng. Thậm chí, ngân hàng thế hệ mới, bank 4.0 còn và cần vượt xa hơn thế.

    Khởi điểm cách xa bank 4.0

    Nhìn lại ngân hàng số ở Việt Nam, các nhà quản lý và các ông, bà chủ ngân hàng đều đã rất nhanh nhạy với xu hướng chuyển đổi số trong những năm qua. Đặc biệt, không ít ngân hàng đã đầu tư, tìm kiếm các mô hình chuyển đổi để phát triển ngân hàng số.

    Trong cuộc đua chuyển đổi số giữa nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước và nhóm cổ phần tư nhân, thì lợi thế hiện đang nghiêng về nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân. Việc “gọn” hơn về quy mô, nhanh lẹ hơn về nắm bắt xu hướng và ra quyết định ít bó buộc bởi các luật lệ, cổ đông lớn kiểm soát cồng kềnh, khiến các nhóm ngân hàng tư nhân dễ dàng tiếp cận, đưa ra các thử nghiệm mới. Tiếp cận và thay đổi từ tư duy chứ không phải từ đổ tiền, chịu chi, mới làm nên những cái tên đi đầu về chịu chạy đua trên nền tảng số. VPBank, Techcombank, TPBank, OCB, HDBank, VIB…đang là những tổ chức như vậy.

    Tuy nhiên, ngay cả khi các ngân hàng này, và nhiều tổ chức khác bao gồm nhóm quốc doanh, phát triển ngân hàng số theo định nghĩa Digital Banking, nếu tham chiếu những biến số đã và đang dần lộ diện từ bên ngoài như tham vọng mở ngân hàng số của Grab tại Việt Nam, vẫn cho thấy nỗ lực của các tổ chức mới chỉ là… nỗ lực. Hay Digital Banking mới chỉ là sự nâng cấp của E-Banking, với một giao diện mới trên nền thiết bị mới. Cuộc đua tìm kiếm các mô hình ngân hàng số của ngành ngân hàng vẫn loay hoay và khởi điểm cách xa bank 4.0 đúng nghĩa.

    Nhưng dù sao, bước khởi đầu này cũng sẽ tạo nền tảng vững chắc để các ngân hàng này tiếp tục cuộc đua để trở thành ngân hàng số đích thực trong tương lai, nhất là khi kỷ nguyên số đang bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay.

    Ý kiến của bạn
    Trình Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 180 tỷ đồng cho Yên Bái và Lào Cai Trình Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 180 tỷ đồng cho Yên Bái và Lào Cai

    Bộ Tài chính trình Chính phủ hỗ trợ tỉnh Lào Cai 150 tỷ đồng và tỉnh Yên Bái 30 tỷ đồng để hỗ trợ khẩn cấp cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả do bão số 3.