Việt Nam đang 'rộng đường' phát triển thương mại điện tử

Kinh doanh
08:09 AM 08/11/2024

Thông tin trên nêu trong Báo cáo "e-Economy SEA 2024" mới công bố của Google, Temasek, Bain & Company. Trong khu vực, quy mô thương mại điện tử Việt Nam hiện đứng sau Indonesia (65 tỷ USD) và Thái Lan (26 tỷ USD).

Việt Nam đang 'rộng đường' phát triển thương mại điện tử- Ảnh 1.

Năm nay, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam ước tính đạt 22 tỷ USD, đứng thứ 3 Đông Nam Á.

So với năm 2023, ngành TMĐT đã tăng trưởng 18%, tốc độ nhanh thứ 3 khu vực sau Philippines (23%) và Thái Lan (19%). Giai đoạn đến cuối thập kỷ, thị trường Việt Nam dự báo duy trì nhịp độ tăng trưởng hiện tại, trung bình hơn 19% mỗi năm và đạt 63 tỷ USD vào 2030, vượt Thái Lan và đứng thứ hai khu vực sau Indonesia.

Chiếm hơn 60% về quy mô của nền kinh tế số Việt Nam năm nay, thương mại điện tử là một trong hai động lực tăng trưởng chính cùng du lịch online. Các lĩnh vực còn lại gồm gọi xe - thực phẩm, truyền thông trực tuyến.

Thời gian gần đây, bên cạnh sự hiện diện của các sàn thương mại điện tử bán lẻ trong nước như Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki và Sendo, thị trường đang chứng kiến cuộc đổ bộ của các sàn xuyên biên giới như Temu, Shein.

Thị trường thương mại điện tử chứng kiến livestream và hàng giá rẻ lên ngôi.

Hình thức mua sắm kết hợp giải trí - qua video ngắn và livestream - tiếp tục phát triển. "e-Economy SEA 2024" cho biết số lượng thương hiệu tiêu dùng tại Việt Nam có kênh video đã tăng 5% trong 2 năm qua.

Tác động bao trùm đến các thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng là sự hiện diện của trí tuệ nhân tạo (AI). Chỉ số mức độ quan tâm AI được Google tính toán dựa trên lượng tìm kiếm liên quan đến AI đang cao tại TP HCM và Hà Nội. Khảo sát của Lazada cho biết có đến 88% người khảo sát ở Đông Nam Á nói họ đưa ra quyết định mua hàng dựa trên nội dung và gợi ý sản phẩm do AI tạo ra.

Trong cuộc đua với các sàn, nền tảng này gần đây tung ra bộ tính năng GenAI (trí tuệ nhân tạo sinh) để thu hút khách hàng ở 4 khía cạnh khám phá sản phẩm, độ tin cậy, ưu đãi và ra quyết định.

Theo Metric, TikTok Shop tăng trưởng GMV cao nhờ hiệu quả của kết hợp giữa mô hình mua sắm và giải trí. Các mùa khuyến mãi lớn ngày đôi, nền tảng này thu hút được nhiều thương hiệu tham gia livestream tần suất cao.

Chỉ trong một ngày đôi 10/10 vừa qua, các phiên livestream của khoảng 100 tài khoản TikTok Shop hàng đầu Việt Nam đã thu hút hơn 11,7 triệu lượt xem, hơn 5,8 triệu người xem duy nhất (unique viewers), gần 500.000 tương tác (engagement), theo thống kê của công ty tiếp thị VeenaMedia và nền tảng công nghệ Stickler.

Tỷ trọng bán hàng qua livetream (live commerce) trong tổng thể thương mại điện tử ngày càng lớn, phù hợp xu hướng chung Đông Nam Á. "Việt Nam là một trong những thị trường live commerce toàn cầu hấp dẫn nhất với tốc độ tăng trưởng dân số lớn, người tiêu dùng trẻ tinh tế và văn hóa yêu thích công nghệ."

Song song đó, hàng giá rẻ đang trở thành "cơn sốt". Theo Metric, thị trường quý III chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của phân khúc giá rẻ. Các sản phẩm giá dưới 200.000 đồng đã chiếm hơn một nửa tổng doanh số toàn thị trường, với mức tăng 9% thị phần so với năm ngoái.

Phân khúc giá rẻ càng "dậy sóng" khi Temu mở dịch vụ bán hàng tại thị trường Việt Nam từ tháng 10. Dịp chào sân, họ tung ra giảm giá sâu một số mặt hàng để gây chú ý và bạo tay chiết khấu cho tiếp thị liên kết, giới thiệu mở tài khoản.

Sự hiện diện của Temu nối dài cuộc đổ bộ của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới trước đó như Shein, Taobao hay AliExpress, chủ yếu phân phối hàng tận xưởng Trung Quốc. Diễn biến này được cho là có thể gia tăng thêm sức ép cho các nhà sản xuất, bán lẻ nội địa.

Dự báo cuối năm, Metric cho rằng tổng doanh số trên 5 sàn lớn nhất sẽ khoảng 80.600 tỷ đồng, 870 triệu sản phẩm được tiêu thụ trong quý IV. Tết 2025 diễn ra sớm nên nhu cầu tập trung cao nhất vào cuối tháng 11 và tháng 12. Nhóm mặt hàng tiềm năng tăng mạnh gồm làm đẹp, thời trang, nhà cửa đời sống.

Phương thức bán hàng qua livestream và giá rẻ vẫn tiếp tục thịnh hành. Theo Metric, sự gia nhập của Temu vào thị trường Việt Nam, cùng với một số động thái từ các sàn thương mại điện tử giá rẻ của Trung Quốc như 1688 và Taobao, đang gia tăng áp lực cạnh tranh.

Trước đó, thị trường đã chịu sự chi phối mạnh mẽ từ các nền tảng nước ngoài khác như Shopee, Lazada và TikTok Shop. "Điều này có thể dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt trong phân khúc giá rẻ, khi các sàn mới tiếp tục mở rộng hoạt động và tìm cách thu hút người tiêu dùng Việt Nam"

Bắt nhịp với xu hướng phát triển của hiện nay, PGT Holdings cũng triển khai 1 ứng dụng an toàn và thân thiện với khách du lịch đến với đất nước Nhật Bản đó là "Tax Free Online.jp". "Tax Free Online.jp", dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản. Trong khuôn khổ hợp tác của Công ty Cổ Phần PGT Holdings và Công ty Cổ Phần IENT.

Việt Nam đang 'rộng đường' phát triển thương mại điện tử- Ảnh 2.

Chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh, người tiêu dùng Việt Nam có thể đặt hàng đặt hàng ở bất kỳ nơi nào, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian cho việc mua sắm trong lúc du lịch tại Nhật và có thể mua hàng với giá rẻ hơn. Bớt đi các rắc rối về giấy tờ khi muốn hoàn thuế tại các sân bay, không cần phải khiêng vác nặng nề cản trở việc vui chơi tham quan các khu du lịch vì đã có dịch vụ giao nhận hàng tại khách sạn trên toàn lãnh thổ Nhật Bản, nhà khách, sân bay, xe cho thuê, mọi thủ tục đã được xử lý nhanh gọn bằng hình thức trực tuyến.

Khi người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến, sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chọn mua các sản phẩm. Họ có thể truy cập bất kỳ các sản phẩm nào để tham khảo, xem hình ảnh, đọc các nội dung về sản phẩm cung cấp, từ đó tiến hành tạo đơn đặt hàng và chờ chuyển phát hàng hóa trực tiếp đến tận nơi mà không cần phải lo về vấn đề bảo quản hàng hóa và mang vác khi đi du lịch tại Nhật. Đặc biệt, bạn cũng có thể mua các sản phẩm địa phương từ những khu vực mà bạn chưa đến. PGT Holdings và IENT luôn luôn đổi mới, tìm những giá trị cốt lõi, tạo ra những chất lượng tốt nhất cho tất cả người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản và trên toàn cầu.

Kết phiên giao dịch ngày 7/11, VN-Index giảm 1,53 điểm (0,12%) còn 1259,75 điểm; HNX-Index giảm 0,27 (0,12%) điểm còn 227,49 điểm; UPCoM-Index giảm 0,39 điểm (0,42%) điểm còn 92,32 điểm. Toàn sàn có 27 mã tăng trần, 348 mã tăng giá, 884 mã đứng giá, 334 mã giảm giá và 12 mã giảm sàn.

Khép lại phiên giao dịch ngày 7/11/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,200 VNĐ.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured


PV
Ý kiến của bạn