Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng

Đầu tư và Tiếp thị
07:12 AM 21/11/2024

Kết thúc phiên giao dịch 20/11, VN-Index tăng 11,39 điểm (0,95%), lên mức 1216,54 điểm; HNX-Index tăng 1,61 điểm (0,73%), lên mức 221,29 điểm. Thị trường nghiêng về sắc xanh với bên mua có 471 mã tăng và bên bán có 247 mã giảm.

Thanh khoản thị trường ghi nhận với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 649 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 15,1 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 51,8 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 887 tỷ đồng.

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng- Ảnh 1.

Theo dữ liệu của S&P Global Market Intelligence (Mỹ), Việt Nam đã vượt qua Mexico trở thành nước dẫn đầu trong xu hướng "nearshoring" (các công ty chuyển hoạt động sản xuất, dịch vụ và hậu cần từ một quốc gia xa sang các quốc gia lân cận). Minh chứng là tập đoàn Samsung đã đầu tư mạnh vào các nhà máy sản xuất đồ điện tử tại Việt Nam. Tập đoàn Nike và Adidas cũng dịch chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam. Intel cũng thiết lập sự hiện diện quy mô lớn với một nhà máy sản xuất chip tại TP Hồ Chí Minh.

Hơn 35% các công ty Việt Nam ghi nhận nhu cầu từ các nhà sản xuất đa quốc gia tăng trong năm vừa qua. Điều này khác với Mexico khi chỉ có 15% số công ty ở nước này ghi nhận mức tăng tương tự. Cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 5/2024 cho thấy Việt Nam ngày càng có sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp quốc tế.

Bài viết cũng chỉ ra Việt Nam có một số lợi thế như vị trí địa lý như dễ dàng tiếp cận các thị trường lớn ở châu Á; chi phí lao động vẫn có tính cạnh tranh cao, do đó thu hút các công ty muốn tối ưu hóa chi phí. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư nước ngoài.

Theo bài viết, lực lượng lao động của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện thành công này, là nhân tố quan trọng để các công ty cân nhắc dịch chuyển địa điểm sản xuất. Việt Nam đứng thứ 9 trong số 60 quốc gia trong Tổng chỉ số nguồn nhân lực của ManpowerGroup (Mỹ) - cho thấy Việt Nam sở hữu một lực lượng lao động đáng tin cậy và có tay nghề cao.

Cơ hội để các quốc gia tận dụng xu hướng này là có hạn. Các chuyên gia ước tính thời gian chuyển dịch đầu tư là từ 10 - 12 năm. Khung thời gian này làm gia tăng cạnh tranh giữa các trung tâm sản xuất mới nổi. Các nước phải khẩn trương hành động để thu hút và giữ chân những khoản đầu tư này.

Doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội

Nếu nhanh tay nắm bắt các thương vụ đầu tư, doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội để trở mình tăng trưởng nhanh chóng. Một ví dụ cụ thể, CTCP PGT Holdings (HNX: PGT) đang đẩy mạnh mũi nhọn vào M&A – ngành Mua bán và Sáp nhập đầy tiềm năng phát triển trong bối cảnh này.

PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng" về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi nhưng lại thiếu lao động trình độ cao. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.

Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng- Ảnh 2.

Trong tháng 9/2024, Trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn đã có buổi gặp gỡ và làm việc cùng đoàn doanh nghiệp đến từ Nhật Bản (trong đó có CTCP PGT Holdings (HNX:PGT)) cùng với sự tham gia của các sinh viên Quốc tế, đánh dấu một bước tiến mới trong hợp tác quốc tế của nhà trường.Một trong những điểm nhấn chính của buổi gặp gỡ là lễ ký kết Hợp tác (MOU) giữa Trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn và các doanh nghiệp Nhật Bản. Mở ra cơ hội hợp tác trong việc tạo điều kiện thực tập và việc làm cho sinh viên tại Nhật Bản, đặc biệt là các bạn sinh viên quốc tế đang theo học tại trường.

Các sinh viên còn có cơ hội giao lưu trực tiếp với đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản, tạo điều kiện để các bạn được tìm hiểu thêm về văn hóa doanh nghiệp cũng như mở rộng mối quan hệ nghề nghiệp trong tương lai.

Bên cạnh đó, PGT Holdings còn là mắt xích để tạo nên " bắt tay" giữa thép Pomina (POM) và Nansei Steel (Nhật Bản)

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng- Ảnh 3.

Với mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam và Nhật Bản, CTCP PGT Holdings (HNX: PGT) luôn là cầu nối quan trọng với tư cách là nhà tư vấn tài chính doanh nghiệp chiến lược. Sự thành công của thương vụ "Thép Pomina (POM) và đối tác Nhật Bản Nansei Steel chính thức triển khai hợp tác chiến lược" đã khẳng định năng lực của PGT Holdings trong vai trò của một đơn vị cố vấn, kêu gọi nhà đầu tư và đồng hành cùng các doanh nghiệp uy tín của Nhật, kết nối họ với các nhà đầu tư chuyên nghiệp vào thị trường Việt Nam.

Việt Nam dự báo trở thành điểm đến hàng đầu của chuỗi cung ứng- Ảnh 4.

Khép lại phiên giao dịch ngày 20/11/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,900 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured


PV
Ý kiến của bạn