Việt Nam đứng thế ba thế giới về số lượng xuất khẩu sắn

Xuất nhập khẩu
04:24 PM 16/03/2023

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Việt Nam hiện là nước xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn đứng thứ ba thế giới về lượng (sau Thái Lan, Campuchia) và đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu (sau Thái Lan).

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, do sức mua tăng từ thị trường Trung Quốc, trong tháng 2/2023, Việt Nam xuất khẩu được 467.990 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 176,12 triệu USD, tăng 98,2% về lượng và tăng 90% về trị giá so với tháng 1/2023; so với tháng 2/2022 tăng 88,8% về lượng và tăng 74,2% về trị giá.

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 703.470 tấn, trị giá 268,09 triệu USD, tăng 38,7% về lượng và tăng 25,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Việt Nam đứng thế ba thế giới về số lượng xuất khẩu sắn - Ảnh 1.

Việt Nam là nhà xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn lớn thứ ba thế giới. Ảnh: Internet

Tính riêng mặt hàng sắn, 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sắn đạt 246.440 tấn, trị giá 65,71 triệu USD, tăng 35,9% về lượng và tăng 31,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Trong tháng 2/2023, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 93,36% tổng lượng xuất khẩu của cả nước với 436.900 tấn, so với tháng 2/2022 tăng 88,7% về lượng và tăng 71,9% về trị giá.

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 659.840 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 248,14 triệu USD, tăng 37,1% về lượng và tăng 23,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Việt Nam là nước xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn đứng thứ ba thế giới sau Thái Lan, Campuchia và đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu sau Thái Lan. Tuy nhiên, ngành sắn còn nhiều điểm yếu như tiêu thụ sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam có nhiều khâu trung gian, cạnh tranh quốc gia thấp do chi phí logistics của Việt Nam cao, hiện nay đang gặp cạnh tranh gay gắt về thị trường xuất khẩu từ các nước Thái lan, Campuchia và Lào...

Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có nhiều nhà máy chế biến sâu. Vì vậy, khuyến cáo các nhà máy sản chế biến sắn cần đầu tư công nghệ mới để chế biến tinh bột sắn, dần dần loại bỏ hình thức thủ công là lắng lọc tự nhiên, thay vào đó nên dùng hệ thống máy ly tâm để tách lấy tinh bột ra khỏi sắn.

Chia sẻ với báo chí, ông Nghiêm Minh Tiến, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Sắn Việt Nam cảnh báo: Hiện, 94% lượng sắn xuất khẩu là sang thị trường Trung Quốc, đây là một rủi ro cho thị trường Việt Nam. Vì vậy, phải sớm tránh tình trạng "bỏ trứng vào một giỏ", cần đa dạng hóa sản phẩm và thị trường là điều bắt buộc.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng cơ quan chức năng và Hiệp hội Sắn Việt Nam đang nghiên cứu để nâng cao chất lượng sắn xuất khẩu sang các thị trường khác, đặc biệt là thị trường EU tiềm năng, đồng thời khuyến nghị doanh nghiệp phát triển quy mô chế biến sâu, chế biến sản phẩm sau tinh bột để đa dạng hóa sản phẩm, lúc đó mới có thể đa dạng hóa thị trường.

Để đang dạng hóa thị trường, các doanh nghiệp nên tận dụng các hiệp định thương mại tự do đưa sản phẩm tới một số quốc gia khác ngoài Trung Quốc như Belarus, Nga, Nhật Bản, Đài Loan Trung Quốc), Indonesia, Philippines, Trung Đông, châu Phi... Đây là kinh nghiệm của một số thành viên trong Hiệp hội Sắn Việt Nam thời gian qua.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.