PGT đáng chú ý trong bối cảnh thị trường chứng khoán khó khăn

Đầu tư và Tiếp thị
07:43 AM 08/04/2022

Đà tăng mạnh cuối tháng 3 ghi nhận vốn hóa thị trường tiền ảo vượt mốc 2,100 tỷ USD. Theo dữ liệu từ trang Coinmarketcap.com, giá trị vốn hoá thị trường tiền ảo toàn cầu ở mức 2,150 tỷ USD.

PGT đáng chú ý trong bối cảnh thị trường chứng khoán khó khăn - Ảnh 1.

Đóng góp quan trọng vào sự hồi phục của thị trường là đà tăng giá của Bitcoin thời gian gần đây. Giá của đồng tiền mã hóa đã bứt phá khỏi vùng biên độ hẹp 34,000-44,000 USD đã duy trì từ đầu năm. Bitcoin hiện đang giao dịch trên mức 46,400 USD, tăng gần 5% trong vòng 1 tuần.

Sự ổn định về giá của Bitcoin từ đầu năm đến nay được các chuyên gia đánh giá là ít biến động mạnh so với thị trường tiền mã hóa thường thấy. Tất cả các thị trường này đã trải qua những pha rung lắc mạnh trong bối cảnh cuộc chiến tranh Nga-Ukraine và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ.

Sự biến động khó lường của Bitcoin đã giảm trông thấy. Mức độ biến động trong 30 ngày của Bitcoin là khoảng 4%, chỉ bằng khoảng 2/3 so với mức vào thời điểm tháng 6/2021 – theo nền tảng giao dịch tương lai Coinglass. Mức biến động cao nhất của giá Bitcoin từ đầu năm đến nay là 4.56%, ghi nhận vào hôm 16/3.

"Cuộc xung đột lớn nhất ở châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã thực sự gây chấn động thị trường toàn cầu. Từ chứng khoán Mỹ tới các thị trường chủ chốt khác, giá của các tài sản đều giảm mạnh. Nhưng riêng Bitcoin có triển vọng tăng giá… Xét về sức mạnh tương đối, triển vọng tăng giá của Bitcoin đang rất tốt".

Sự phục hồi của mốc vốn hoá 2,000 tỷ USD diễn ra chậm chạp, và cũng được hỗ trợ bởi sự nở rộ của các đồng tiền ảo mới. Từ tháng 11 đến nay, số đồng tiền ảo trên thế giới đã tăng thêm khoảng 5,000 đồng, đạt 18,511 đồng, theo Coinmarketcap.com.

Vốn hoá của Bitcoin hiện đạt 902 tỷ USD, còn thấp hơn đáng kể so với mức 1,000 tỷ USD vào tháng 11/2021. Dù vẫn là đồng tiền ảo lớn nhất thế giới, thị phần của Bitcoin đang giảm dần, từ mức 70% tổng vốn hoá của thị trường vào đầu năm 2021 xuống còn 42% ở thời điểm hiện tại.

Nhiều nhà đầu tư cho rằng họ có thể đoán trước được đường đi của Bitcoin, để rồi cuối cùng sự biến động khó lường của tiền ảo này khiến họ thua lỗ trầm trọng.

"Giá Bitcoin vẫn đang tăng mạnh trong ngắn hạn nhưng giá dầu tăng cao, làm gia tăng khả năng xảy ra suy thoái kinh tế trong khoảng 1 năm tới đây".

Rủi ro từ thị trường tiền ảo

Tận dụng những lỗ hổng về chính sách, phương thức giao dịch, sự đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư, mà rất nhiều hacker đã tấn công và đánh cắp số lượng lớn tiền mã hóa.

Vụ hack hơn 600 triệu USD tiền mã hóa cũng thu hút sự chú ý của giới đầu tư mã hóa.

Theo SCMP, một người hay một nhóm tin tặc (chưa rõ danh tính) vừa đánh cắp số tiền ảo ước tính trị giá hơn 600 triệu USD từ những người chơi game Axie Infinity. Đây là vụ trộm tiền ảo số lớn nhất từng được biết đến.

Việc này xuất phát từ một lỗ hổng trên Ronin Network (hệ thống trao đổi, mua bán dành cho các game thủ Axie Infinity), và hacker đã nhanh chóng tận dụng. Hacker đã thực hiện hai giao dịch chuyển tiền, tổng cộng 173,600 ETH và 25.5 triệu USDC.

Khoản tiền này quy đổi trị giá 545 triệu USD vào hôm bị đánh cắp (ngày 23/03), nhưng tới ngày 29/03 (tức ngày công bố sự việc) thì trị giá vào khoảng 615 USD. Khi vụ việc được biết đến, giá trị của các đồng tiền này đã và đang giảm mạnh.

Theo nhận định của Ronin Network, phần lớn số tiền bị đánh cắp vẫn đang nằm trong ví của hacker dưới dạng tiền ETH. Tuy nhiên, có thể một phần số tiền này đã bị hacker chuyển lên sàn giao dịch FTX.

Những người chơi Axie Infinity đang không thể rút hoặc gửi tiền vào ví điện tử trên Ronin Network.

Giá Bitcoin rạng sáng ngày 7/4 bất ngờ lao dốc sau một tuần đi ngang quanh ngưỡng 46.500 USD. Bitcoin đang được giao dịch ở mốc 43.700 USD/đồng, giảm 3.000 USD so với ngày 6/4/2022.

Việt Nam nghiên cứu, thí điểm sử dụng tiền kĩ thuật số

Việc xây dựng khung pháp lý, tiền kĩ thuật số lần đầu được nhắc đến tại Quyết định 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử. Tuy nhiên, sau đó, Việt Nam không có động thái gì đáng kể ngoài Thông cáo báo chí của Ngân hàng Nhà nước về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền kĩ thuật số (Chỉ thị 02/2018/CT-NHNN).

Tới năm 2021, Quyết định số 942 ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thí điểm tiền điện tử dựa trên công nghệ chuỗi khối Blockchain giai đoạn 2021-2023. Cũng trong năm ngoái, Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền điện tử tại Bộ Tài chính đã được thành lập, nghiên cứu về tài sản ảo, tiền điện tử cũng như kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động quản lý, giám sát liên quan. Song song, Bộ Tài chính cũng đang nghiên cứu đề tài "Xây dựng khuôn khổ pháp lý quản lý tài sản mã hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam".

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Chính phủ đưa ra mục tiêu nghiên cứu, phát triển và làm chủ các công nghệ lõi mà VN có lợi thế, có khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như QR code, trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối ( blockchain) và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), dữ liệu lớn (Big Data) tạo điều kiện sớm triển khai các công nghệ số tiên tiến trong chính phủ số. Trong đó, Chính phủ cũng giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối giai đoạn 2021 - 2023.

Điều này cho thấy Việt Nam đã có những chủ trương và quyết tâm nhất định trong việc thúc đẩy ứng dụng blockchain, tiền kỹ thuật số tại Việt Nam, và đây sẽ là tiền đề cho việc xây dựng CBDC tại Việt Nam.

Nỗ lực này là thực sự cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam, theo thống kê của Statista, là một trong số những quốc gia có số người đã sử dụng hoặc sở hữu tiền mã hóa nhiều nhất thế giới.

Điều này cho thấy, nhu cầu của thị trường đối với việc sở hữu, giao dịch tiền kỹ thuật số, tiền ảo tại Việt Nam là phổ biến.

Điểm lại thị trường chứng khoán

Khép lại phiên giao dịch 7/4/2022, VN-Index giảm 20,55 điểm (1,35%) còn 1.502,35 điểm, HNX-Index giảm 5,22 điểm (1,17%) còn 441,61 điểm, UPCoM-Index giảm 1, 03 điểm (0,88%) xuống 115,81 điểm.

Khác với tiền kĩ thuật số, từ trước đến nay, nhà đầu tư không quá xa lạ với khái niệm bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đó là khi một trong các bên giao dịch không biết và chính xác những thông tin cần biết về doanh nghiệp để đưa ra quyết định đúng đắn trong giao dịch, khi đó giá cả trên thị trường sẽ có thể quá thấp hoặc quá cao so với giá cân bằng của thị trường. Chính vì thế, những thông tin, báo cáo và số liệu được doanh nghiệp công bố là cơ sở để nhà đầu tư phân tích và ra quyết định đầu tư.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển nhanh trong những năm trở lại đây, thể hiện ở quy mô và số lượng cổ phiếu niêm yết. Theo đó, số lượng các doanh nghiệp lớn niêm yết gia tăng, gồm cả công ty tư nhân cũng như doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá đã góp phần đa dạng hóa danh mục đầu tư, làm tăng tính hấp dẫn của thị trường. Bên cạnh đó, theo số liệu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, năm 2021, cả nước đã có hơn 1,53 triệu tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trong nước được mở mới, gấp hơn 1,5 lần số lượng tài khoản được mở trong 4 năm (2017-2020). Điều này cho thấy, nhà đầu tư cá nhân ngày càng tham gia mạnh mẽ và nắm vai trò chủ chốt tại thị trường chứng khoán thì việc đảm bảo tính minh bạch của thị trường sẽ càng được chú trọng quan tâm.

Trong năm 2022, dữ liệu từ Trung tâm lưu lý chứng khoán Việt Nam cho thấy, trong tháng 3 vừa qua, số tài khoản giao dịch nhà đầu tư cá nhân mở mới ghi nhận tăng thêm 271.619 tài khoản. Luỹ kế tới cuối tháng 3/2022, số tài khoản nhà đầu tư cá nhân đạt gần 5 triệu tài khoản. Việt Nam cán mốc 5% dân số tham gia thị trường chứng khoán.

photo-1649343607474

Lượng tài khoản chứng khoán cá nhân trong nước mở mới trong tháng 3/2022

Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Đây là một việc tương đối khó, nhất là với một thị trường mới phát triển như Việt Nam. Theo đó, để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững, ngoài điều tiên quyết là các chính sách vĩ mô cần đảm bảo sự ổn định, nhất quán thì doanh nghiệp niêm yết phải nhận thức rõ việc công bố thông tin đầy đủ, minh bạch không chỉ là một nghĩa vụ tuân thủ pháp luật đơn thuần mà còn là cách để xây dựng niềm tin đối với nhà đầu tư. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng cho biết, Luật Chứng khoán mới đã đưa ra rất nhiều quy định để nâng cao tính minh bạch của các doanh nghiệp niêm yết, đồng thời trao cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thêm nhiều công cụ để có thể xử lý các hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán một cách nghiêm khắc và triệt để. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước sẽ kiểm soát trên tinh thần thượng tôn pháp luật, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật và tính minh bạch của thị trường, từ đó sẽ tạo ra một thị trường vừa trật tự, vừa minh bạch và công bằng cho nhà đầu tư.

PGT Holdings ( HNX: PGT) - một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam. Mã PGT đang thu hút nhiều sự chú ý của nhà đầu tư thời gian gần đây.

Nắm bắt được những vấn đề cốt lõi đó PGT Holdings luôn kinh doanh theo triết lý "Giá trị bền vững" để doanh nghiệp phát triển hơn nữa.

Sự minh bạch thông tin có thể được xem như tấm vé thông hành cho các doanh nghiệp niêm yết trên con đường phát triển bền vững. Từ đó các nhà đầu tư có thể tin tưởng giải ngân và kì vọng sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó, mã PGT là một gợi ý hợp lí để các nhà đầu tư và tìm hiểu.

PGT Holdings tin rằng, việc đưa ra những con số cụ thể thực tế để các nhà đầu tư so sánh và nhận định, chính là quyền lợi của nhà đầu tư và trách nhiệm của của công ty. Sự kì vọng của nhà đầu tư chính là động lực để công ty nỗ lực hơn nữa để giúp đạt được thành quả xứng đáng mà các nhà đầu tư mong đợi từ tiềm năng dài hạn của PGT. Công ty tin rằng thành quả nào cũng thu về những trái ngọt, sự kỳ vọng tiềm năng nào cũng sẽ có những điểm sáng trong tương lai.

Khép lại phiên giao dịch ngày 7/4/2022, chính sự tác động điều chỉnh mạnh mẽ của thị trường phần nào ảnh hưởng tới mã cổ phiếu PGT. Tại phiên giao dịch 7/4, PGT khớp lệnh thành công 45,591 cổ phiếu với mức giá đóng cửa 10,200 VNĐ. Tuy nhiên một dấu hiệu tích cực của phiên giao dịch hôm nay là có sự tham gia mua vào của các nhà đầu tư nước ngoài. Là một điểm cộng đáng chú ý trong bối cảnh thị trường chứng khoán lao dốc hôm nay.

Do đó, mã cổ phiếu PGT là một gợi ý đầy tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và lựa chọn trong bối cảnh này.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06 Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06

Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.