Việt Nam: GDP 9 tháng năm 2020 tăng hơn 2%
Ngày 29/9, Tổng cục Thống kê đã công bố báo cáo kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2020 với nhiều tín hiệu tích cực.
Tuy GDP quý III-2020 thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng vẫn đạt 2,62%. GDP 9 tháng năm 2020 tăng 2,12%. Đây có thể coi là một trong những tín hiệu tích cực nếu so sánh với tốc độ tăng GDP 0,39% của quý II-2020.
Tình hình COVID-19 được kiểm soát tốt nên nhiều lĩnh vực đã thực sự bước vào trạng thái bình thường mới. Đáng chú ý, sản xuất công nghiệp được cho là bắt đầu phục hồi và mở ra hy vọng tăng trưởng trở lại trong những tháng cuối năm. Cụ thể, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng qua ước tính tăng 2,69% so với cùng kỳ năm trước.
Điều này cũng dẫn đến hệ quả tốt là số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1-9 tăng 1,3% so cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,7% so với cùng thời điểm năm trước. Nếu xét theo số lao động thì đúng là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là một điểm son khi tổng số lao động tăng lên. Bởi trong 9 tháng qua, số lao động trong các doanh nghiệp (DN) đã giảm tới 16,3%.
Trong 9 tháng qua, cả nước có gần 99.000 DN đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký trên 1,4 triệu tỉ đồng và tổng số lao động đăng ký là gần 778.000. Tuy vậy, xét về tỉ lệ, số DN đã giảm 3,2% nhưng vốn đăng ký lại tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả gần 2,2 triệu tỉ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 29.500 DN thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 9 tháng là trên 3,6 triệu tỉ đồng.
Điều này phần nào bù đắp được số lượng gần 39.000 DN tạm ngừng kinh doanh và khoảng 49.000 DN chờ và hoàn tất thủ tục giải thể. Điều này cũng có thể là cơ sở để Tổng cục Thống kê cho rằng các DN đánh giá kinh doanh đang dần tốt lên.
Đáng chú ý, đầu tư phát triển đã tăng tới 4,8% so với cùng kỳ năm trước dù mức này là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. Động lực của tín hiệu tốt này đến từ tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 9 và 9 tháng từ đầu năm 2020 đều đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.
Đặc biệt, việc Chính phủ đẩy mạnh, khuyến khích các địa phương đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế đã đưa đến kết quả này. Điều đó được thể hiện qua việc vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong 9 tháng qua đạt tới 303.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, tổng số vốn FDI gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt tới 21,2 tỉ USD.
P. ThủyTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.