Việt Nam là 1 trong 3 thị trường có chi phí hoạt động kinh doanh thấp nhất Đông Nam Á

Kinh doanh
04:38 PM 12/01/2022

Chi phí nhân công lao động là chi phí chính – chiếm tới 55% trong tổng chi phí kinh doanh ở tất cả các quốc gia; Việt Nam đứng thứ 4 trong số các thị trường lao động với giá cả hợp lý nhất, sau Campuchia, Myanmar và Philippines. Khía cạnh khác, mặc dù chi phí cao, Singapore là lựa chọn hàng đầu cho các công ty sản xuất có giá trị gia tăng cao với các quy trình phức tạp và yêu cầu tự động hóa.

Để đưa ra được quyết định xây dựng một cơ sở sản xuất mới ở địa điểm nào tại thị trường châu Á là tối ưu nhất, điều then chốt là các doanh nghiệp phải hiểu được mình đang ở giai đoạn nào của chuỗi giá trị sản xuất. Đây là thông tin trong báo cáo mới nhất được công bố hôm nay của TMX - công ty tư vấn chuyển đổi kinh doanh hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương.

Với tiêu đề "Sự dịch chuyển mạnh mẽ của chuỗi cung ứng – Cận cảnh chi phí kinh doanh ở châu Á", báo cáo được triển khai trong bối cảnh các doanh nghiệp đang thúc đẩy đổi mới đa dạng hóa các địa điểm sản xuất và mở rộng hoạt động sang các thị trường mới ở châu Á trước sự ra đời của chiến lược "Trung Quốc 1".

Báo cáo cung cấp thông tin chuyên sâu về chi phí kinh doanh trung bình ở châu Á và khả năng cạnh tranh trong cuộc đua để trở thành địa điểm sản xuất tiềm năng nhất của chín quốc gia bao gồm: Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Nghiên cứu đã phân tích chi phí lao động, phí cho thuê, hậu cần, tiện ích và viễn thông ở mỗi thị trường trong số chín thị trường này. Báo cáo cũng đo lường mức độ cạnh tranh của các thị trường dựa trên các yếu tố định tính bao gồm môi trường kinh doanh, hiệu suất nhân tài, hiệu suất hậu cần và sự sẵn sàng cho quá trình số hóa.

Phương pháp đánh giá được thực hiện dựa trên một mô hình vận hành tiêu chuẩn giả định với quy mô cố định về số lượng nhân viên, tiền thuê và việc sử dụng các tiện ích và viễn thông. Về mặt hậu cần, kế hoạch được giả định là doanh nghiệp cần vận chuyển 14 container 40ft đến các thị trường lớn, bao gồm Hoa Kỳ, châu Âu, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Trung Quốc và Úc.

Những điểm chính về thị trường Việt Nam

Việt Nam là 1 trong 3 thị trường có chi phí hoạt động kinh doanh thấp nhất Đông Nam Á: Nhờ chi phí lao động thấp, chi phí thuê kho và viễn thông vẫn còn rẻ - Ảnh 1.

Việt Nam là một trong những thị trường có chi phí vận hành bình quân thấp nhất trong khu vực, chỉ cao hơn Campuchia và Myanmar. Tổng chi phí vận hành trung bình của Việt Nam dao động từ 79.280 USD đến 209.087 USD mỗi tháng.

Việt Nam là 1 trong 3 thị trường có chi phí hoạt động kinh doanh thấp nhất Đông Nam Á: Nhờ chi phí lao động thấp, chi phí thuê kho và viễn thông vẫn còn rẻ - Ảnh 2.

Việt Nam đứng thứ 5 về số điểm cạnh tranh so với các quốc gia khác xét về các lĩnh vực môi trường kinh doanh, nhân tài, hậu cần và số hóa, xếp sau Singapore, Malaysia, Ấn Độ và Thái Lan.

Việt Nam là 1 trong 3 thị trường có chi phí hoạt động kinh doanh thấp nhất Đông Nam Á: Nhờ chi phí lao động thấp, chi phí thuê kho và viễn thông vẫn còn rẻ - Ảnh 3.

Về chi phí nhân công lao động – chiếm trung bình tới 55% tổng chi phí của các quốc gia, Việt Nam được xếp hạng là thị trường có giá cả hợp lý đứng thứ tư sau Campuchia, Myanmar và Philippines với tổng chi phí nhân công trung bình là 108.196 USD mỗi tháng.

Việt Nam là 1 trong 3 thị trường có chi phí hoạt động kinh doanh thấp nhất Đông Nam Á: Nhờ chi phí lao động thấp, chi phí thuê kho và viễn thông vẫn còn rẻ - Ảnh 4.

Về chi phí thuê kho – yếu tố chiếm chi phí lớn thứ hai trong tổng chi phí của các quốc gia, Việt Nam được xếp hạng là thị trường có giá cả hợp lý thứ tư với giá thuê trung bình là 5 USD/m2/tháng, sau Thái Lan, Myanmar và Campuchia (với Campuchia là rẻ nhất).

Về chi phí hậu cần, Việt Nam được xếp vào nhóm thị trường "tiềm năng cao", đồng nghĩa với việc quốc gia này có chi phí hậu cần tương đối cao hơn nhưng có khả năng mở rộng hoạt động hậu cần tốt. Để xác định khía cạnh này, các quốc gia được đánh giá thông qua hai yếu tố: chi phí vận chuyển quốc tế mỗi tháng của hậu cần và số điểm hiệu quả hoạt động hậu cần của quốc gia đó.

Về tiện ích và viễn thông – chiếm khoảng 16% tổng chi phí ở hầu hết các quốc gia, Việt Nam được xếp hạng là quốc gia có chi phí điện thoại hợp lý nhất trong khi Campuchia có chi phí cao nhất. Việt Nam được xếp hạng tầm trung về chi phí viễn thông. Có thể thấy rằng, các nước càng phát triển thì chi phí viễn thông càng thấp. Trong đó, Myanmar và Campuchia có chi phí internet cao nhất trong khi Singapore và Ấn Độ cung cấp giá cước hợp lý nhất.

Xác định chuỗi giá trị sản xuất tổng thể của các nước châu Á

Dựa trên tất cả kết quả của nghiên cứu, các quốc gia trừ Singapore đã được phân loại vào ít nhất một trong ba giai đoạn của chuỗi giá trị sản xuất bao gồm: "dây chuyền lắp ráp cơ bản", "đang phát triển chuỗi cung ứng" và "tự động hóa sớm".

Các quốc gia trong giai đoạn đầu gồm Campuchia và Myanmar là những địa điểm để đặt nền móng cơ sở sản xuất, phù hợp cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như dệt may. Mặt khác, các nước như Philippines, Indonesia và Việt Nam, được xếp vào giao điểm của hai giai đoạn đầu, cung cấp cơ sở tốt cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như điện tử không đòi hỏi sự tinh vi trong sản xuất hoặc lao động có tay nghề cao.

Các quốc gia còn lại ở giai đoạn "tự động hóa sớm" là lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp đã bắt đầu đầu tư vào sản xuất và đổi mới thông minh.

Việt Nam là 1 trong 3 thị trường có chi phí hoạt động kinh doanh thấp nhất Đông Nam Á: Nhờ chi phí lao động thấp, chi phí thuê kho và viễn thông vẫn còn rẻ - Ảnh 5.

Bà Megan Benger, Giám đốc về Chuỗi cung ứng tại TMX

Singapore không có tên trong danh sách do chi phí cao - hơn gấp đôi chi phí của quốc gia đắt đỏ ở vị trí thứ hai - và khả năng cạnh tranh tổng thể của nước này. Do đó, Singapore trở thành lựa chọn hàng đầu cho các công ty sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn liên quan đến các quy trình phức tạp và yêu cầu tự động hóa cao.

Bà Megan Benger, Giám đốc về Chuỗi cung ứng tại TMX và là đồng tác giả của báo cáo, cho biết: những kết quả nghiên cứu đã làm nổi bật hơn tính đa dạng của các thị trường ở châu Á. Mỗi thị trường mang lại những lợi thế và hạn chế khác nhau nên các doanh nghiệp phải thận trọng cân nhắc kỹ lưỡng các lựa chọn của mình trước khi đặt cơ sở tại một địa điểm nhất định.

"Khi tư vấn cho các doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy họ thường hiểu rõ về nơi họ muốn đặt cơ sở sản xuất tại châu Á. Tuy nhiên, những phát hiện trong báo cáo của chúng tôi cho thấy tầm quan trọng của bước đầu là đánh giá nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp trước khi quyết định địa điểm. Hiểu được những điều này là chìa khóa để giúp các doanh nghiệp điều chỉnh sự chênh lệch về chi phí và điều kiện của các quốc gia khác nhau ở châu Á để từ đó đưa ra quyết định có lợi cho doanh nghiệp.

Mặc dù hiện nay có rất nhiều thông tin trực tuyến về các thị trường khác nhau ở châu Á, nhưng những thông tin này đôi khi có thể mâu thuẫn hoặc bị lỗi thời. Do đó, các doanh nghiệp cần tận dụng kinh nghiệm và kiến thức cập nhật từ các đối tác sở tại", bà Benger nói thêm.

"Ngoài chi phí hoạt động trực tiếp, các doanh nghiệp cũng phải xem xét các yếu tố định tính như môi trường kinh doanh để có cái nhìn rõ ràng hơn về thị trường mà họ đang tìm kiếm để thiết lập hoặc mở rộng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy rằng mặc dù các thị trường ở châu Á hầu như ngang bằng nhau khi xét về khía cạnh định tính nhưng vẫn tồn tại sự khác biệt đáng kể giữa các thị trường.

Đội ngũ tại TMX được trang bị cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm làm việc tại nhiều thị trường khác nhau. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với các doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định sáng suốt về việc mở rộng và đa dạng hóa ở châu Á", bà Rebecca An - Tư vấn viên về Chuỗi cung ứng của TMX, đồng tác giả của báo cáo tiếp lời.

TMX là công ty tư vấn chuyển đổi kinh doanh hàng đầu châu Á – Thái Bình Dương. TMX tự hào có hơn 200 chuyên gia trong lĩnh vực chuỗi cung ứng, bất động sản, quản lý dự án và thương mại điện tử tại hơn 07 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Chúng tôi đã tư vấn và tiến hành chuyển đổi kinh doanh cho những khách hàng lớn như Coca-Cola Japan Bottlers Inc, Asahi, Singapore Post, Kmart và Universal Robina. Tại Việt Nam, khách hàng của chúng tôi bao gồm Saigon Co-op, VinCommerce, One Mount Group và Pharmacity.

Quỳnh Như
Ý kiến của bạn