Việt Nam là điểm đến đầy hứa hẹn của các công ty lớn

Đầu tư và Tiếp thị
12:57 PM 28/06/2022

Việt Nam được đánh giá có thể là điểm đến của hàng loạt công ty lớn trên thế giới trong bối cảnh gián đoạn hoạt động sản xuất tại Trung Quốc và cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục kéo dài.

Mới đây, Chuyên gia tư vấn Henrik Bork tại Asia Waypoint cho biết, các tập đoàn điện tử của Trung Quốc như Luxshare Precision Industry, Goertek và nhà lắp ráp iPhone Pegatron của Đài Loan (Trung Quốc) đang chuyển cơ sở sang Việt Nam.

Tạp chí Nikkei Asia của Nhật Bản đầu tháng 6 cho biết Apple cũng đang dịch chuyển hoạt động sản xuất iPad ra bên ngoài Trung Quốc, hướng đến Việt Nam.

Việt Nam là điểm đến đầy hứa hẹn của các công ty lớn - Ảnh 1.

Việt Nam sẽ là một trong những nước hưởng lợi từ việc chuyển dịch chuỗi cung ứng. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Đài DW của Đức đưa tin các công ty, đặc biệt là trong ngành công nghiệp điện tử, đang đầu tư rất lớn vào Việt Nam.

Tháng 2/2022, Tập đoàn Samsung - Tập đoàn điện tử hàng đầu của Hàn Quốc thông báo sẽ đầu tư thêm 920 triệu USD vào Việt Nam.

Samsung Việt Nam cho biết tập đoàn cũng gặp phải một số khó khăn khi trong những năm vừa qua, các nhà máy và nhà cung ứng đặt tại các địa phương có sự bùng phát dịch COVID-19 mạnh mẽ và phải thực hiện một số biện pháp phòng dịch quyết liệt. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ toàn diện của Chính phủ Việt Nam và chính quyền các địa phương nơi Samsung và các nhà cung cấp đặt nhà máy, nên những khó khăn này đã nhanh chóng được giải quyết để đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián đoạn.  Đặc biệt, Samsung cam kết không thay đổi chiến lược kinh doanh tại Việt Nam. 

Ngoài “gã khổng lồ” Samsung, Nokia hay Intel, các tập đoàn lớn hay được ủy quyền như Foxconn, Pegatron (chuyên sản xuất, lắp ráp linh kiện cho Apple), Wistron, LEGO đều đã công bố đẩy mạnh đầu tư vào hàng loạt dự án sản xuất tại Việt Nam.

Nhiều đánh giá cho rằng, các công ty toàn cầu như Apple đang chuyển hoạt động sản xuất đến Việt Nam chủ yếu do lương nhân công ở Trung Quốc cao và cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung căng thẳng.

Theo phân tích của giới chuyên gia, đơn hàng của Việt Nam ngày càng tăng. Nguyên nhân chủ yếu của xu hướng chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam là do mức lương nhân công Việt Nam cạnh tranh hơn và cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục kéo dài.

Trong bối cảnh đó, Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và Việt Nam được đánh giá sẽ có vai trò quan trọng trong mục tiêu chính sách này.

Ngoài ra, Việt Nam hiện có lực lượng lao động trẻ trên bình quân đầu người lớn hơn nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới, ngành sản xuất có tính cạnh tranh cao. Việt Nam cũng có hệ thống đường biển dễ dàng cho việc xuất khẩu, đây cũng là các yếu tố góp phần thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do với nhiều khu vực trên thế giới trong thời gian qua.

Huyền My (T/h)
Ý kiến của bạn
Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06 Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06

Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.