Việt Nam là sự lựa chọn “chiến lược” của đa số các doanh nghiệp Nhật Bản

Đầu tư và Tiếp thị
12:42 PM 14/12/2024

Với vị trí địa lý thuận lợi, sức phát triển cùng các chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc và nguồn nhân lực chất lượng cao đang trở thành những lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Theo kết quả cuộc điều tra do Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản công bố, Việt Nam đang giữ vị trí thứ hai trong số các địa chỉ đầu tư nước ngoài hấp dẫn và có triển vọng nhất đối với các doanh nghiệp nước này. Với nhiều lợi thế, Việt Nam tiếp tục được coi là địa chỉ đầu tư hấp dẫn, và là sự lựa chọn “chiến lược” của đa số các doanh nghiệp Nhật Bản.

Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Nhật Bản đứng thứ năm trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 11 tháng năm 2024, với vốn đăng ký hơn 3,61 tỷ USD, chiếm gần 11,5% tổng vốn đầu tư.

Điều tra này là hoạt động thường niên do Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) bắt đầu tiến hành từ năm 1992 đến nay. Báo cáo điều tra 2024 nhận được sự hồi đáp của 495 doanh nghiệp Nhật Bản đã, đang và sẽ tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Kết quả cho thấy trong 10 địa chỉ đầu tư hàng đầu, Việt Nam xếp thứ 2 với số phiếu bình chọn rất cao.

Xếp ở vị trí đầu bảng là Ấn Độ. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp nước này duy trì vị trí quán quân trong số những địa chỉ đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp Nhật Bản. Vị trí thứ 3 là Mỹ, các vị trí tiếp theo lần lượt là Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Mexico, Malaysia, Philippines và Đức.

Việt Nam là sự lựa chọn “chiến lược” của đa số các doanh nghiệp Nhật Bản- Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Int

Trong 3 năm trở lại đây, Việt Nam liên tục thăng hạng trong các cuộc điều tra do JBIC tiến hành, khi từ vị trí thứ năm của vài năm trước, vươn lên thứ tư của năm 2022, và duy trì vị trí thứ hai từ năm 2023. Theo các chuyên gia kinh tế, chính trị gia, nhà quản lý và doanh nhân Nhật Bản, Việt Nam có nhiều yếu tố hấp dẫn các doanh nghiệp, không chỉ Nhật Bản mà còn của nhiều nước khác.

Theo ông Imano Hiroshi, Phó Chủ tịch công ty THK, một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất các linh kiện cơ khí chính xác của Nhật Bản thì, yếu tố đầu tiên thu hút các doanh nghiệp nước ngoài là Việt Nam có một sức phát triển to lớn. Từ hơn 10 năm trước, khi THK bắt đầu đầu tư vào Việt Nam, doanh nghiệp này đã dần dần chiêm nghiệm được sức hút của Việt Nam.

Bên cạnh đó, liên tục từ năm 2022 đến nay, Việt Nam giữ vững vị trí số hai (chỉ đứng sau Mỹ) trong bảng xếp hạng những điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp Nhật Bản do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố. Khi bình chọn cho Việt Nam, các doanh nghiệp và giới chức Nhật Bản đánh giá cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam, đồng thời cho rằng, Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho việc di chuyển các cơ sở sản xuất từ nước ngoài.

Các chuyên gia kinh tế còn phân tích, nếu như trước đây lợi thế của Việt Nam là nguồn nhân lực dồi dào và chi phí thấp, thì nay năng lực đang ngày càng được nâng cao của nguồn nhân lực đã trở thành lợi thế cạnh tranh “đáng gờm” của Việt Nam đối với các địa chỉ đầu tư khác.

Với chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam đang phát huy hiệu quả, và cùng với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực chất lượng cao phong phú... Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút nhiều nhà đầu tư, không chỉ của Nhật Bản mà còn của nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới, đóng góp to lớn vào việc đưa cả nền kinh tế cất cánh trong tương lai gần.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới”.